tập làm văn giới thiệu về quả bầu khô của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
0 bình luận về “tập làm văn giới thiệu về quả bầu khô của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”
Quả bầu có nhiều giống, nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên người Tây Nguyên lại hay chọn giống bầu mà quả của nó mang hình dáng như cái hồ lô để trồng. Nhiều người gọi đó là bầu hồ lô.
Bầu hồ lô – quả nhỏ thì bằng nắm tay, quả lớn thì có đường kính khoảng gang tay người lớn, và cao hơn gang tay một chút. Phần bụng (phía dưới) quả bầu phình to, gần đến phần cuống thì thắt eo lại, sau đó là phình ra nhưng nhỏ hơn phần bụng. Tự ngàn xưa, người Tây Nguyên thường dùng quả bầu hồ lô để đựng nước- tất nhiên là đã được chế tác kỳ công từ những bàn tay vô cùng khéo léo.
Để có được quả bầu khô đựng nước, người ta phải chọn giống rất kỹ, sau đó đem tra hạt trên nương rẫy vào khoảng tháng năm hàng năm. Khi quả bầu to bằng nắm tay thì chọn chừa lại mỗi dây hai đến ba quả đẹp nhất không méo mó, số còn lại vặt bỏ.
Khi quả bầu còn non, người ta phải treo trên cổ bầu một loại lá cây làm cho ruồi nhặng, sâu bọ sợ không dám đục. Đến khi bắt đầu cứng vỏ thì dùng dây cột giữ cho chắc trên giàn, sau đó lấy cây gai cây rừng vẽ hoa văn, hoạ tiết tuỳ theo ý thích mỗi người.
Không chỉ vẽ một lần mà cứ vài ngày phải nạo lại nét vẽ kẻo bầu lớn sẽ mất đi nét vẽ trước đó, đợi đến khi dây bầu héo khô mới cắt quả đem về nhà. Cũng có người thích thô mộc nên không vẽ gì lên vỏ bầu cả, mà chỉ làm cho nó đen bóng.
Khi bắt đầu chế tác quả bầu thành vật dụng đựng nước, không ít dân tộc ở Tây Nguyên còn làm cơm cúng Yang, sau đó dùng mũi dao sắc nhọn cắt cuống, đục lỗ phía trên cổ bầu. Cũng có những quả bầu người ta không cắt cuống, mà khoét lỗ tròn bên hông ngay phía dưới cuống, cái lỗ to nhỏ khác nhau tùy theo kích cỡ của mỗi quả bầu.
Bây giờ là đến lượt các cô gái Tây Nguyên thể hiện sự khéo léo và kỳ công của mình: Quả bầu sau khi đã khoét lỗ, được các cô gái mang ra suối, ngâm dưới bùn khoảng mười ngày hoặc lâu hơn thế nữa. Ngâm dưới bùn, ngoài tác dụng là vỏ bầu được bền bỉ, tránh việc bị mối mọt đục phá về sau, còn làm cho ruột quả bầu thối rữa. Các cô gái cho cát vào trong ruột, lắc mạnh nhiều lần cho ruột bầu rơi ra.
Cứ ngâm bùn, rồi lấy lên làm sạch ruột, hai đến ba lần như vậy, vỏ bầu cúng lại, dẻo dai, va đập rất khó vỡ. Phía ngoài vỏ bầu, các cô gái hái một loại lá cây bí mật nào đó, chà xát nhiều lần làm cho vỏ láng bóng mới thôi. Cũng loại lá cây ấy, cho vào bên trong súc sạch nhiều lần, mùi hôi của ruột bầu, của bùn sẽ tự khắc biến mất.
Cuối cùng, những quả bầu đã hoàn thành được treo lủng lẳng trên gác bếp. Khói bếp mỗi ngày bốc lên, ám vào quả bầu khô, càng làm cho chúng lên màu đên nhánh, bóng mượt và bền chắc hơn.
Trong một lần vào nhà người quen ở trong buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar), tôi được tận mắt chứng kiến aduôn (bà) H’Linh đang hướng dẫn cho cháu gái là H’Nguyệt Ayun cách đồ xôi bằng quả bầu khô (hay còn gọi là “Kbin”) theo đúng cách truyền thống của người Êđê. Vừa cầm tay chỉ việc cho H’Nguyệt, aduôn H’Linh vừa tiết lộ “bí quyết” làm xôi chín đều có vị thơm ngon hấp dẫn. Bàn tay bà điêu luyện úp ngược quả bầu vào nồi đất xong dùng xơ mướp lót vào phần đáy rồi nhanh chóng bỏ phần gạo nếp đã trộn sẵn đậu đen vào. Như đọc được suy nghĩ của tôi và mấy đứa cháu, aduôn H’Linh giải thích, dùng xơ mướp để hơi nước bốc lên giúp nếp nhanh chín hơn.
Bà kể rằng: hình ảnh quả bầu gắn bó thân thương với buôn làng từ xưa đến bây giờ. Thời bà còn nhỏ, đến thăm nhà ai trên kệ bếp đều bắt gặp hình ảnh những quả bầu hồ lô được treo chật giàn. Các vật dụng phục vụ đời sống hằng ngày từ chén bát, niêu đựng cơm đi rẫy, đồ xôi, đựng nước uống, cối giã, đựng hạt giống… đều được làm từ quả bầu! Cho đến tận bây giờ, nhiều gia đình đã thay thế các vật dụng bằng đồ inox, nhôm, men sứ… nhưng hình ảnh quả bầu vẫn gắn bó với đời sống và con người nơi đây như giá trị văn hóa vốn có của nó.
Trên giàn bếp của người Êđê không thể thiếu những quả bầu khô.
Bầu thuộc nhà họ bí nên rất dễ trồng, chỉ cần xuống giống nơi có đủ độ ẩm sẽ sinh trưởng phát triển tốt, đơm hoa kết trái sau 3 tháng. Như nhiều giống cây trái khác, bầu cũng chia làm nhiều loại: bầu hồ lô, bầu dài (hình trụ). Thường người Êđê, M’nông, J’rai chọn trồng giống bầu hồ lô bởi những tiện ích mà nó đem lại. Đặc biệt, khi thu hái họ rất kiêng hái quả bầu đầu tiên trong giàn mà đem cột lại để đánh dấu dành làm giống cho mùa sau. Còn lại, các aduôn, amí (các bà, các mẹ) thường chọn những quả bầu to đẹp, cân đối, đủ độ già, da láng không bị sâu bọ hút chích về phơi khô để không bị dễ vỡ, để được lâu hơn. Tiếp đó, họ sẽ đục lỗ ở phần cuống rồi trút hết hạt ra. Tùy vào mục đích sử dụng mà quả bầu được bà con lựa chọn kích thước, kiểu dáng để chế tác các loại vật dụng khác nhau.
Aduôn H’Linh chia sẻ: Để bầu có màu đen bóng bắt mắt như chúng ta vẫn thường thấy, người ta đem chúng ngâm dưới bùn cỡ 1 tháng, sau đó đem về rửa sạch treo lên giàn bếp vài tuần. Và tiếp tục đem ra ngâm thêm một lần nữa thì quả bầu mới lên màu đẹp. Khi lấy lên chỉ cần súc lại ruột bằng cát nhiều lần cho thật sạch để rửa trôi hết phần xơ còn sót lại. Sau khi đã xong các công đoạn người ta bắt đầu mang bầu đi đựng nước, số còn lại được treo tiếp trên bếp để sử dụng dần trong gia đình.
Bên cạnh những tiện ích hằng ngày, quả bầu còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của đồng bào Tây Nguyên như lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, cầu mùa, cúng sức khỏe… Già Aê H’Nhap ở buôn K’Nia 4, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn) cho biết: “Quả bầu khô gắn bó với đời sống tinh thần của người Êđê, M’nông, J’rai từ khi khai thiên lập địa, bởi thế mà khi làm lễ cúng, già làng thường dùng trái bầu để đựng rượu hoặc tiết các con vật hiến sinh”.
Ngày nay, nhiều gia đình người Êđê nói riêng và cộng đồng người Tây Nguyên nói chung vẫn gìn giữ hạt giống bầu hồ lô từ thế hệ này sang thế hệ khác như một hạt giống quý nhằm nhắc nhở và giáo dục con cháu nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Quả bầu đã trở thành món quà biếu khách thập phương đặt chân đến với vùng Tây Nguyên đầy nắng gió để thể hiện sự trân quý của con người nơi đây.
Quả bầu có nhiều giống, nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên người Tây Nguyên lại hay chọn giống bầu mà quả của nó mang hình dáng như cái hồ lô để trồng. Nhiều người gọi đó là bầu hồ lô.
Bầu hồ lô – quả nhỏ thì bằng nắm tay, quả lớn thì có đường kính khoảng gang tay người lớn, và cao hơn gang tay một chút. Phần bụng (phía dưới) quả bầu phình to, gần đến phần cuống thì thắt eo lại, sau đó là phình ra nhưng nhỏ hơn phần bụng. Tự ngàn xưa, người Tây Nguyên thường dùng quả bầu hồ lô để đựng nước- tất nhiên là đã được chế tác kỳ công từ những bàn tay vô cùng khéo léo.
Để có được quả bầu khô đựng nước, người ta phải chọn giống rất kỹ, sau đó đem tra hạt trên nương rẫy vào khoảng tháng năm hàng năm. Khi quả bầu to bằng nắm tay thì chọn chừa lại mỗi dây hai đến ba quả đẹp nhất không méo mó, số còn lại vặt bỏ.
Khi quả bầu còn non, người ta phải treo trên cổ bầu một loại lá cây làm cho ruồi nhặng, sâu bọ sợ không dám đục. Đến khi bắt đầu cứng vỏ thì dùng dây cột giữ cho chắc trên giàn, sau đó lấy cây gai cây rừng vẽ hoa văn, hoạ tiết tuỳ theo ý thích mỗi người.
Không chỉ vẽ một lần mà cứ vài ngày phải nạo lại nét vẽ kẻo bầu lớn sẽ mất đi nét vẽ trước đó, đợi đến khi dây bầu héo khô mới cắt quả đem về nhà. Cũng có người thích thô mộc nên không vẽ gì lên vỏ bầu cả, mà chỉ làm cho nó đen bóng.
Khi bắt đầu chế tác quả bầu thành vật dụng đựng nước, không ít dân tộc ở Tây Nguyên còn làm cơm cúng Yang, sau đó dùng mũi dao sắc nhọn cắt cuống, đục lỗ phía trên cổ bầu. Cũng có những quả bầu người ta không cắt cuống, mà khoét lỗ tròn bên hông ngay phía dưới cuống, cái lỗ to nhỏ khác nhau tùy theo kích cỡ của mỗi quả bầu.
Bây giờ là đến lượt các cô gái Tây Nguyên thể hiện sự khéo léo và kỳ công của mình: Quả bầu sau khi đã khoét lỗ, được các cô gái mang ra suối, ngâm dưới bùn khoảng mười ngày hoặc lâu hơn thế nữa. Ngâm dưới bùn, ngoài tác dụng là vỏ bầu được bền bỉ, tránh việc bị mối mọt đục phá về sau, còn làm cho ruột quả bầu thối rữa. Các cô gái cho cát vào trong ruột, lắc mạnh nhiều lần cho ruột bầu rơi ra.
Cứ ngâm bùn, rồi lấy lên làm sạch ruột, hai đến ba lần như vậy, vỏ bầu cúng lại, dẻo dai, va đập rất khó vỡ. Phía ngoài vỏ bầu, các cô gái hái một loại lá cây bí mật nào đó, chà xát nhiều lần làm cho vỏ láng bóng mới thôi. Cũng loại lá cây ấy, cho vào bên trong súc sạch nhiều lần, mùi hôi của ruột bầu, của bùn sẽ tự khắc biến mất.
Cuối cùng, những quả bầu đã hoàn thành được treo lủng lẳng trên gác bếp. Khói bếp mỗi ngày bốc lên, ám vào quả bầu khô, càng làm cho chúng lên màu đên nhánh, bóng mượt và bền chắc hơn.
Trong một lần vào nhà người quen ở trong buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar), tôi được tận mắt chứng kiến aduôn (bà) H’Linh đang hướng dẫn cho cháu gái là H’Nguyệt Ayun cách đồ xôi bằng quả bầu khô (hay còn gọi là “Kbin”) theo đúng cách truyền thống của người Êđê. Vừa cầm tay chỉ việc cho H’Nguyệt, aduôn H’Linh vừa tiết lộ “bí quyết” làm xôi chín đều có vị thơm ngon hấp dẫn. Bàn tay bà điêu luyện úp ngược quả bầu vào nồi đất xong dùng xơ mướp lót vào phần đáy rồi nhanh chóng bỏ phần gạo nếp đã trộn sẵn đậu đen vào. Như đọc được suy nghĩ của tôi và mấy đứa cháu, aduôn H’Linh giải thích, dùng xơ mướp để hơi nước bốc lên giúp nếp nhanh chín hơn.
Bà kể rằng: hình ảnh quả bầu gắn bó thân thương với buôn làng từ xưa đến bây giờ. Thời bà còn nhỏ, đến thăm nhà ai trên kệ bếp đều bắt gặp hình ảnh những quả bầu hồ lô được treo chật giàn. Các vật dụng phục vụ đời sống hằng ngày từ chén bát, niêu đựng cơm đi rẫy, đồ xôi, đựng nước uống, cối giã, đựng hạt giống… đều được làm từ quả bầu! Cho đến tận bây giờ, nhiều gia đình đã thay thế các vật dụng bằng đồ inox, nhôm, men sứ… nhưng hình ảnh quả bầu vẫn gắn bó với đời sống và con người nơi đây như giá trị văn hóa vốn có của nó.
Trên giàn bếp của người Êđê không thể thiếu những quả bầu khô.
Bầu thuộc nhà họ bí nên rất dễ trồng, chỉ cần xuống giống nơi có đủ độ ẩm sẽ sinh trưởng phát triển tốt, đơm hoa kết trái sau 3 tháng. Như nhiều giống cây trái khác, bầu cũng chia làm nhiều loại: bầu hồ lô, bầu dài (hình trụ). Thường người Êđê, M’nông, J’rai chọn trồng giống bầu hồ lô bởi những tiện ích mà nó đem lại. Đặc biệt, khi thu hái họ rất kiêng hái quả bầu đầu tiên trong giàn mà đem cột lại để đánh dấu dành làm giống cho mùa sau. Còn lại, các aduôn, amí (các bà, các mẹ) thường chọn những quả bầu to đẹp, cân đối, đủ độ già, da láng không bị sâu bọ hút chích về phơi khô để không bị dễ vỡ, để được lâu hơn. Tiếp đó, họ sẽ đục lỗ ở phần cuống rồi trút hết hạt ra. Tùy vào mục đích sử dụng mà quả bầu được bà con lựa chọn kích thước, kiểu dáng để chế tác các loại vật dụng khác nhau.
Aduôn H’Linh chia sẻ: Để bầu có màu đen bóng bắt mắt như chúng ta vẫn thường thấy, người ta đem chúng ngâm dưới bùn cỡ 1 tháng, sau đó đem về rửa sạch treo lên giàn bếp vài tuần. Và tiếp tục đem ra ngâm thêm một lần nữa thì quả bầu mới lên màu đẹp. Khi lấy lên chỉ cần súc lại ruột bằng cát nhiều lần cho thật sạch để rửa trôi hết phần xơ còn sót lại. Sau khi đã xong các công đoạn người ta bắt đầu mang bầu đi đựng nước, số còn lại được treo tiếp trên bếp để sử dụng dần trong gia đình.
Bên cạnh những tiện ích hằng ngày, quả bầu còn là vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của đồng bào Tây Nguyên như lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, cầu mùa, cúng sức khỏe… Già Aê H’Nhap ở buôn K’Nia 4, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn) cho biết: “Quả bầu khô gắn bó với đời sống tinh thần của người Êđê, M’nông, J’rai từ khi khai thiên lập địa, bởi thế mà khi làm lễ cúng, già làng thường dùng trái bầu để đựng rượu hoặc tiết các con vật hiến sinh”.
Ngày nay, nhiều gia đình người Êđê nói riêng và cộng đồng người Tây Nguyên nói chung vẫn gìn giữ hạt giống bầu hồ lô từ thế hệ này sang thế hệ khác như một hạt giống quý nhằm nhắc nhở và giáo dục con cháu nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Quả bầu đã trở thành món quà biếu khách thập phương đặt chân đến với vùng Tây Nguyên đầy nắng gió để thể hiện sự trân quý của con người nơi đây.