Thả một quả cầu bằng đồng khối lượng 0,1 kg được đun nóng tới 80 độ C vào một cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian, nhiệt độ của cả quả quả cầu và nư

By Katherine

Thả một quả cầu bằng đồng khối lượng 0,1 kg được đun nóng tới 80 độ C vào một cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian, nhiệt độ của cả quả quả cầu và nước đều bằng 25 độ C. Biết c đồng = 380 J/kg.K, c nước = 4200 J/kg.K.
a, Viết công thức tính nhiệt lượng và chú thích các đại lượng có trong công thức.
b, Viết phương trình cân bằng nhiệt.
c, Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.

0 bình luận về “Thả một quả cầu bằng đồng khối lượng 0,1 kg được đun nóng tới 80 độ C vào một cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian, nhiệt độ của cả quả quả cầu và nư”

  1. Đáp án:

     m=0,0995 kg

    Giải thích các bước giải:

     Công thức tính nhiệt lượng

    Q=m.c.∆t°

    Trong đó

    Q là nhiệt lượng (J)

    m là khối lượng (kg)

    c là nhiệt dung riêng (J/kg.k)

    ∆t° là độ tăng nhiệt độ (°C)

    Phương trình cân bằng nhiệt

    Qtoả=Qthu

    Gọi m(kg) là khối lượng của nước

    Nhiệt lượng cần thiết để 0,1kg đồng toả ra khi hạ nhiệt độ từ 80°C xuống 25°C

    Q’=m’.c’.(t’°-t°)

    =>Q’=0,1.380.(80-25)=2090 (J)

    Nhiệt lượng cần thiết để m(kg) nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20°C lên 25°C

    Q=m.c.(t°-t”°)

    =>Q=m.4200.(25-20)=21 000 .m (J)

    Bỏ qua mọi sự mất mát và trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh

    Theo phương trình cân bằng nhiệt

    Qtoả=Qthu

    Hay 

    Q’=Q

    =>2090=21000.m

    =>m=0,0995 (kg)

    Vậy khối lượng của nước là 0,0995 kg

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a. Công thức tính nhiệt lượng: 

    Q = mc$\Delta$t 

    Trong đó: 

    Q là nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên hay toả ra khi nguội đi – Đơn vị đo là Jun (J). 

    m là khối lượng của vật- Đơn vị đo là kg

    c là nhiệt dung riêng của chất làm vật – Đơn vị đo là J/kg.K 

    $\Delta$t là độ tăng hay độ giảm nhiệt độ.

     a. Phương trình cân bằng nhiệt: 

    $Q_{toả ra} = Q_{thu vào}$ 

    c. Nhiệt lượng mà quả cầu toả ra là: 

    $Q_{toả}$ = 0,1.380.(80 – 25) = 2090J 

    Gọi khối lượng của nước là m. Nhiệt lượng nước thu vào là: 

    $Q_{thu}$ = m.4200(25 – 20) = 21000m (J) 

    Phương trình cân bằng nhiệt: $Q_{toả} = Q_{thu}$ nên: 

    21000m = 2090 

    <=> m = $\frac{2090}{21000}$ = 0,1kg

    Trả lời

Viết một bình luận