Thế nào là mắt bị tật khúc xạ?Kể tên các tật khúc xạ ở mắt? Nguyên nhân gây ra tật cong vẹo cột sống?Biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống?Kể tên và

Thế nào là mắt bị tật khúc xạ?Kể tên các tật khúc xạ ở mắt?
Nguyên nhân gây ra tật cong vẹo cột sống?Biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống?Kể tên và tác dụng của 3 động tác giúp hạn chế cong vẹo cột sống?

0 bình luận về “Thế nào là mắt bị tật khúc xạ?Kể tên các tật khúc xạ ở mắt? Nguyên nhân gây ra tật cong vẹo cột sống?Biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống?Kể tên và”

  1. Đáp án:

    -Tật khúc xạ là một bệnh lý nhãn khoa, xảy ra do các tia sáng không thể tập trung chính xác lên võng mạc mắt gây nhìn mờ, khó nhận biết sự vật.

    -Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng, tật khúc xạ được chia thành 4 dạng sau:

    – Cận thị: nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ, do tia sáng tập trung ở trước võng mạc.

    – Loạn thị: nhìn mờ, méo, nhòe ở mọi khoảng cách do các tia sáng tập trung ở cả trước, trên hay sau võng mạc. Loạn thị thường đi kèm cùng với các dạng khúc xạ còn lại.

    – Viễn thị: nhìn gần mờ nhưng nhìn xa vẫn rõ do tia sáng tập trung ở sau võng mạc.

    – Lão thị: khó nhìn các vật ở gần, khi nhìn xa có thể rõ hơn nhưng dễ bị mỏi và nhức mắt do thủy tinh thể bị phồng, đục, giảm khả năng điều tiết.

    +Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, trong đó 90% trường hợp cong vẹo cột sống là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã xác định được 1 số nguyên nhân gây cong vẹo cột sống là do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương v.v…

    Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi…Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.

    -3 tác động giúp hạn chế cong vẹo cột sống:Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học,Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý,Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ

    Giải thích các bước giải:

    Bình luận
  2. Đáp án: Đặc điểm: Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp bên cao; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoắn vặn, xương sườn lồi lên.

    Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

    Nguyên nhân: do bẩm sinh, do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, cơ, do bị chấn thương, suy dinh dưỡng thể còi xương, lao động không phù hợp với lứa tuổi, do ngồi học không đúng tư thế.

    Hậu quả: Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Cong vẹo cột sống là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của trẻ em nữ khi trưởng thành.

    Phương pháp: ngồi đúng tư thế, ba mẹ không nên cho con tập ngồi đứng quá sớm khi xương chưa đủ cứng cáp, cung cấp đủ diinh dưỡng cho cơ thể, lao động đúng tuổi,..

    Giải thích các bước giải:

    Bình luận

Viết một bình luận