Theo em làm gì để chống lại xu hướng tự chuyển biến tự chuyển hóa?

Theo em làm gì để chống lại xu hướng tự chuyển biến tự chuyển hóa?

0 bình luận về “Theo em làm gì để chống lại xu hướng tự chuyển biến tự chuyển hóa?”

  1. Đáp án :

    Điều kiện thuận lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay chính là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã lần đầu tiên chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đề ra 29 giải pháp chia làm 4 nhóm nhằm khắc phục những biểu hiện này. 

    Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhận định: “Đó là bước tiến mới về nhận thức và tổ chức thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng qua Nghị quyết lần này. Nó khắc phục tình trạng chung chung, phiếm chỉ, thậm chí né tránh khi bàn về những thói tệ, bệnh làm tổn hại vị thế, vai trò, năng lực và uy tín của đảng cầm quyền. Điều cần ghi nhận hơn, đó là sự đổi mới đột phá về phương pháp khoa học phát triển lý luận xây dựng Đảng ở tầm mức mới”.

    Gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các cơ quan trung ương gương mẫu, đi đầu và đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xử lý vi phạm kỷ luật của cán bộ. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 500 tổ chức Đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. 

    Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 11 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ đảng 1 đồng chí Ủy viên Trung ương – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều đồng chí là tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.

    Trong những cán bộ bị xử lý kỷ luật thời gian qua, rất nhiều người đã cố ý làm trái quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước để trục lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Hành trình sai phạm của nhiều người đã cho thấy một nguyên lý không mới, nhưng lại rất đáng suy nghĩ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống luôn gắn liền như “anh em sinh đôi” với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nó không chỉ làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mà còn tiếp tay cho các thế lực thù địch và phản động trong việc chống phá con đường đi lên của đất nước.

    Với “cẩm nang” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và ý chí quyết tâm cao độ, Trung ương đã, đang xác định rõ “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là ai, tập thể nào để kỷ luật theo Điều lệ Đảng và xử lý theo quy định pháp luật. Kết quả bước đầu đã khẳng định chủ trương phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là đúng đắn và đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII bởi vì, bên cạnh kết quả đạt được, đánh giá của 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết đầu năm 2018 cho thấy, sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết có nơi còn mang tính hình thức. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài; chưa phát huy hết vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc. Công tác tự kiểm tra còn yếu; tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh; kiểm soát quyền lực chưa tốt… 

    Thực tế này đòi hỏi trước tiên, các cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng quyết tâm thực hiện 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Cách thức thực hiện bảo đảm đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương là tiến hành đồng bộ, đồng thời: “Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận”.

    Cuốn “cẩm nang” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu mỗi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi cho được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Dùng ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng kinh nghiệm quý giá sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới để thường xuyên soi rọi vào quá trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mỗi cá nhân, tổ chức hằng ngày, hằng giờ – ấy là cách để tạo ra những “liều vắc xin” quý giá phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thúc đẩy hoàn thiện những giá trị đạo đức cá nhân cũng như nâng cao sức mạnh của tổ chức.

     Dài quá ,đánh chữ mỏi tay muốn chết

    Bình luận
  2. Điều kiện thuận lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay chính là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã lần đầu tiên chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đề ra 29 giải pháp chia làm 4 nhóm nhằm khắc phục những biểu hiện này. 

    Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhận định: “Đó là bước tiến mới về nhận thức và tổ chức thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng qua Nghị quyết lần này. Nó khắc phục tình trạng chung chung, phiếm chỉ, thậm chí né tránh khi bàn về những thói tệ, bệnh làm tổn hại vị thế, vai trò, năng lực và uy tín của đảng cầm quyền. Điều cần ghi nhận hơn, đó là sự đổi mới đột phá về phương pháp khoa học phát triển lý luận xây dựng Đảng ở tầm mức mới”.

    Gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các cơ quan trung ương gương mẫu, đi đầu và đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xử lý vi phạm kỷ luật của cán bộ. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 500 tổ chức Đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. 

    Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 11 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ đảng 1 đồng chí Ủy viên Trung ương – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều đồng chí là tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.

    Trong những cán bộ bị xử lý kỷ luật thời gian qua, rất nhiều người đã cố ý làm trái quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước để trục lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Hành trình sai phạm của nhiều người đã cho thấy một nguyên lý không mới, nhưng lại rất đáng suy nghĩ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống luôn gắn liền như “anh em sinh đôi” với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nó không chỉ làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mà còn tiếp tay cho các thế lực thù địch và phản động trong việc chống phá con đường đi lên của đất nước.

    Với “cẩm nang” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và ý chí quyết tâm cao độ, Trung ương đã, đang xác định rõ “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là ai, tập thể nào để kỷ luật theo Điều lệ Đảng và xử lý theo quy định pháp luật. Kết quả bước đầu đã khẳng định chủ trương phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là đúng đắn và đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII bởi vì, bên cạnh kết quả đạt được, đánh giá của 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết đầu năm 2018 cho thấy, sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết có nơi còn mang tính hình thức. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài; chưa phát huy hết vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc. Công tác tự kiểm tra còn yếu; tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh; kiểm soát quyền lực chưa tốt… 

    Thực tế này đòi hỏi trước tiên, các cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng quyết tâm thực hiện 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Cách thức thực hiện bảo đảm đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương là tiến hành đồng bộ, đồng thời: “Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận”.

    Cuốn “cẩm nang” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu mỗi cán bộ, đảng viên và cơ quan, đơn vị kiên trì, kiên quyết từng bước đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi cho được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Dùng ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng kinh nghiệm quý giá sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới để thường xuyên soi rọi vào quá trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mỗi cá nhân, tổ chức hằng ngày, hằng giờ – ấy là cách để tạo ra những “liều vắc xin” quý giá phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thúc đẩy hoàn thiện những giá trị đạo đức cá nhân cũng như nâng cao sức mạnh của tổ chức.

    Bình luận

Viết một bình luận