thời cơ và thách thức khi việt nam tham gia tổ chức ASEAN quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN

thời cơ và thách thức khi việt nam tham gia tổ chức ASEAN
quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN

0 bình luận về “thời cơ và thách thức khi việt nam tham gia tổ chức ASEAN quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN”

  1. Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập.

    Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ.

    Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết.

    Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời.

    Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) – gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia – được thành lập.

    Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

    ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.

    Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)….Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.

    Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

    Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.

    Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

    ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).

    Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.

    * Những cột mốc phát triển quan trọng

    + Tuyên bố ASEAN:

    Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Phó Thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN.

    Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa; tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.

    + Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập:

    Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN.

    Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.

    + Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á:

    Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.

    + Hiến chương ASEAN:

    Từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương trong vòng một năm.

    Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển.

    Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên.

    Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN

    – Thời cơ 

    + Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

    + Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến;

    + Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực

    – Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:

    + Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;

    + Khác biệt về chế độ chính trị;

    + Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

    + Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn…

    – Thách thức:

    + Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;

    + Khác biệt về chế độ chính trị;

    + Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

    + Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn…

    + Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

    + Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

    Bình luận
  2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN

    Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập.

    Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ.

    Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết.

    Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời.

    Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) – gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia – được thành lập.

    Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền.

    ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.

    Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)….Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.

    Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.

    Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế. Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.

    Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).

    ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).

    Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.

    * Những cột mốc phát triển quan trọng

    + Tuyên bố ASEAN:

    Ngày 8/8/1967, tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Phó Thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã ra Tuyên bố ASEAN.

    Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa; tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.

    + Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập:

    Ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN.

    Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.

    + Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á:

    Ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).Hiệp ước nhằm thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.

    + Hiến chương ASEAN:

    Từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương trong vòng một năm.

    Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển.

    Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên.

    Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN

    – Thời cơ 

    + Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

    + Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến;

    + Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực

    – Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:

    + Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;

    + Khác biệt về chế độ chính trị;

    + Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

    + Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn…

    – Thách thức:

    + Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước;

    + Khác biệt về chế độ chính trị;

    + Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

    + Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn…

    + Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

    + Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

    + Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

    Bình luận

Viết một bình luận