Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1g hỗn hợp A gồm CUO,AL2O3 và 1 oxit của 1 kim loại R đốt nóng tới phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 4,82g.Toàn bộ lượng chất rắn phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCL 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2(đktc) và còn lại 1,28g chất rắn không tan.Xác định kim loại R và công thức oxit của R trong hỗn hợp A
Giúp mk với ạ
$R_xO_y+yCO\xrightarrow{t^o}xR+yCO_2$
$CuO+CO\xrightarrow{t^o}Cu+CO_2$
Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm $\begin{cases}Cu\\R: \ a(mol)\\Al_2O_3: \ b(mol)\\\end{cases}$
Lại có khi hòa tan vào `HCl` thì có `1,28(g)` chất rắn
`->m_{Cu}=1,28(g)`
`->aR+102b=4,82-1,28=3,54(g)`
`2R+2nHCl->RCl_n+nH_2`
`Al_2O_3+6HCl->2AlCl_3+3H_2`
`n_{H_2}=\frac{1,008}{22,4}=0,045(mol)`
Theo phương trình
`n_{R}=\frac{0,09}{n}(mol)`
Lại có
`n_{HCl(1)}=2n_{H_2}=0,09(mol)`
`->n_{HCl(2)}=0,15-0,09=0,06(mol)`
`->b=n_{Al_2O_3}=\frac{0,06}{6}=0,01(mol)`
Mặt khác `n_{O(CuO)}=\frac{1,28}{64}=0,02(mol)`
`->m_{R_xO_y}=6,1-0,01.102-0,02.80=3,48(g)`
Lại có
`n_{O(R_xO_y)}=\frac{6,1-4,82}{16}-0,02=0,06(mol)`
`->n_{R_xO_y}=\frac{0,06}{y}`
`->M_{R_xO_y}=\frac{3,48}{\frac{0,06}{y}}=58y`
`->xR+16y=58y`
`->R=frac{42y}{x}=21.\frac{2y}{x}`
Ta có bảng
$\begin{array}{|c|c|}\hline \dfrac{2y}{x}&1&2&3&\dfrac{8}{3}\\\hline R &21&42&63&56\\\hline \text{Kết luận}&\text{Loại}&\text{Loại}&\text{Loại}&\text{Fe}\\\hline\end{array}$
Vậy `R` là `Fe` với `\frac{2y}{x}=8/3`
`->\frac{x}{y}=3/4`
`->R_xO_y` là `Fe_3O_4`