(Thời gian làm bài 120 phút)
Phần 1 (7,0 điểm)
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con trong bối cảnh chiến tranh của một gia đình miền Tây Nam Bộ. Dưới đây là đoạn thuật lại cảnh chia tay đầy éo le mà xúc động của hai cha con ông Sáu:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
– Thôi! Ba đi nghe con!- Anh Sáu khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
– Ba… a… a… ba!”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, Trang 198)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn trên? (0,5 đ)
2. Cho biết truyện được viết dựa trên những tình huống cơ bản nào? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm? (1,25 đ)
3. Đoạn trích đã miêu tả đôi mắt của ông Sáu và bé Thu. Mỗi đôi mắt ẩn chứa nỗi niềm tình cảm như thế nào? Lý giải vì sao ông Sáu và bé Thu lại có nỗi niềm tình cảm như vậy? (1,0 đ)
4. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. (0,5đ)
5. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương trình THCS em đã học viết về cảnh gia đình chia li, xa cách trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. (0,25đ)
C1.
– Viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
– Đưa vào tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
C2.
– Ông Sáu đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận ông vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh. Em tỏ ra lạnh nhạt với ông Sáu.
– Tình huống đó tạo nên những diễn biến tâm trạng của các nhân vật và làm bật lên được tình cảm cha con sâu nặng như thế nào trong kháng chiến.
C3.
– Đôi mắt mênh mông ⇒ ăn năn, hối hận, muốn chạy vào lòng ôm ba.
– Đôi mắt trìu mến ⇒ yêu thương của người cha, tình yêu dành cho đứa con gái lâu ngày xa cách
⇔ Vì tình cảm cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và sâu nặng vô cùng.
C4.
* Thành phần biệt lập
– Anh Sáu khẽ nói
– kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi
⇒ Thành phần phụ chú
C5.
– Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
3.
– Đôi mắt của ông Sáu – ”đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”.
=> ánh mắt ấy vừa muốn bộc lộ hết tình yêu tha thiết với con, vừa thể hiện nỗi khao khát bị kìm nén.
– Đôi mắt của bé Thu: ẩn chứa tình cảm sâu thẳm trong lòng cô bé rất yêu thương cha mình, nó chất chứa bao nỗi niềm nhớ thương và cả sự ăn năn.
– Ông Sáu và bé Thu lại có nỗi niềm tình cảm như vậy là do tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc.
4.
Thành phần phụ chú: ”Chúng tôi, mọi người – kể cả anh”
5.
– Chuyện người con gái Nam Xương