Thực dân Pháp đã sử dụng bộ máy nhà nước như thế nào để tiến hành khai thác thuộc địa lần 1 ở Việt Nam
0 bình luận về “Thực dân Pháp đã sử dụng bộ máy nhà nước như thế nào để tiến hành khai thác thuộc địa lần 1 ở Việt Nam”
Năm 1884, với Hiệp ước Patenôtre, Pháp coi như đã xác lập quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, tuy hình thức thống trị thì mỗi nơi có một khác: Nam kỳ coi như là xứ Thuộc địa, Bắc kỳ là xứ Bảo hộ, Trung kỳ là xứ Nửa Bảo hộ (vì ở đó vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn).
Trong nền thống trị Pháp, Việt Nam không những không còn chủ quyền, mà thậm chí cũng không còn là một quốc gia nữa. Trong thể chế hành chính của nền thống trị Pháp, nước Việt Nam thực tế không còn tồn tại. Từ năm 1867, Nam bộ đã bị coi là thuộc địa của Pháp, do Pháp trực tiếp quản lý về mọi phương diện. Nhà Nguyễn không còn quyền hành gì ở Nam bộ nữa: những quyền như quan thuế, cử các quan cai trị, kinh lý, phủ dụ dân chúng… vốn là những việc tối thiểu của một bộ máy nhà nước (dù nhu nhược) thì cũng đã bị tước bỏ hết. Dù viện ra bất kỳ những lý do nào, như truyền đạo, thương mại, khai hoá,… tất cả những người Pháp lúc đó đến Việt Nam đều chỉ có động cơ duy nhất là: xâm lược, áp đặt nền thống trị Pháp và tận thu tài nguyên, áp đặt sự buôn bán có lợi cho người Pháp.
Người Pháp đem vào Việt Nam nhiều sản phẩm văn minh và tạo tác nhiều sự việc có giá trị. Nhưng mọi sự tạo tác đó chỉ với mục đích duy nhất là nhằm tạo điều kiện để áp đặt và củng cố nền thống trị Pháp, bành trướng quyền lực của nước Pháp trên thế giới.
Cũng vì mục đích và động cơ nói trên mà “sự khai hoá” ở Việt Nam mang nặng tính chất khai thác. Bản thân sự khai thác của chủ nghĩa thực dân Pháp lại được thực hiện chủ yếu bằng cách cướp bóc: đất đai của các đồn điền Pháp, những hầm mỏ mà Pháp khai thác chủ yếu được hình thành do tước đoạt từ sở hữu của người Việt. Trong các hoạt động kinh tế, Pháp tự áp đặt sự độc quyền trên một loạt lĩnh vực như thuế thân, thuế muối, bán rượu, bán thuốc phiện để tạo ra nguồn thu tài chính. Việt Nam nói riêng và các thuộc địa nói chung không có nhân quyền, không có dân quyền, không có chủ quyền quốc gia, không có tự do và bình đẳng. Người Pháp cho rằng người Việt Nam, cũng như các thuộc địa khác không có đủ quyền làm người tự do. Cũng từ cách nhìn đó, Pháp cho rằng đất nước Việt Nam không phải là một quốc gia, dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc độc lập. Trong bối cảnh lịch sử đó, nền công nghiệp và thương mại giai đoạn này hoàn toàn do người Pháp khởi xướng và áp đặt.
VN chia làm 3 xứ vs 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiêu tỉnh; đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở VN vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ mays chính quyền từ TW đến cơ sở đều do Pháp chi phối.
Năm 1884, với Hiệp ước Patenôtre, Pháp coi như đã xác lập quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, tuy hình thức thống trị thì mỗi nơi có một khác: Nam kỳ coi như là xứ Thuộc địa, Bắc kỳ là xứ Bảo hộ, Trung kỳ là xứ Nửa Bảo hộ (vì ở đó vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn).
Trong nền thống trị Pháp, Việt Nam không những không còn chủ quyền, mà thậm chí cũng không còn là một quốc gia nữa. Trong thể chế hành chính của nền thống trị Pháp, nước Việt Nam thực tế không còn tồn tại. Từ năm 1867, Nam bộ đã bị coi là thuộc địa của Pháp, do Pháp trực tiếp quản lý về mọi phương diện. Nhà Nguyễn không còn quyền hành gì ở Nam bộ nữa: những quyền như quan thuế, cử các quan cai trị, kinh lý, phủ dụ dân chúng… vốn là những việc tối thiểu của một bộ máy nhà nước (dù nhu nhược) thì cũng đã bị tước bỏ hết. Dù viện ra bất kỳ những lý do nào, như truyền đạo, thương mại, khai hoá,… tất cả những người Pháp lúc đó đến Việt Nam đều chỉ có động cơ duy nhất là: xâm lược, áp đặt nền thống trị Pháp và tận thu tài nguyên, áp đặt sự buôn bán có lợi cho người Pháp.
Người Pháp đem vào Việt Nam nhiều sản phẩm văn minh và tạo tác nhiều sự việc có giá trị. Nhưng mọi sự tạo tác đó chỉ với mục đích duy nhất là nhằm tạo điều kiện để áp đặt và củng cố nền thống trị Pháp, bành trướng quyền lực của nước Pháp trên thế giới.
Cũng vì mục đích và động cơ nói trên mà “sự khai hoá” ở Việt Nam mang nặng tính chất khai thác. Bản thân sự khai thác của chủ nghĩa thực dân Pháp lại được thực hiện chủ yếu bằng cách cướp bóc: đất đai của các đồn điền Pháp, những hầm mỏ mà Pháp khai thác chủ yếu được hình thành do tước đoạt từ sở hữu của người Việt. Trong các hoạt động kinh tế, Pháp tự áp đặt sự độc quyền trên một loạt lĩnh vực như thuế thân, thuế muối, bán rượu, bán thuốc phiện để tạo ra nguồn thu tài chính. Việt Nam nói riêng và các thuộc địa nói chung không có nhân quyền, không có dân quyền, không có chủ quyền quốc gia, không có tự do và bình đẳng. Người Pháp cho rằng người Việt Nam, cũng như các thuộc địa khác không có đủ quyền làm người tự do. Cũng từ cách nhìn đó, Pháp cho rằng đất nước Việt Nam không phải là một quốc gia, dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc độc lập. Trong bối cảnh lịch sử đó, nền công nghiệp và thương mại giai đoạn này hoàn toàn do người Pháp khởi xướng và áp đặt.
VN chia làm 3 xứ vs 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiêu tỉnh; đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở VN vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ mays chính quyền từ TW đến cơ sở đều do Pháp chi phối.
Mik xin hay nhất nhé bn