Thực dân pháp đánh bắc kì lần thứ hai như thế nào? So sánh với lần thứ nhất?
Trình bày nội dung hiệp ước pa-tơ-nơt. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí kết hiệp ước trên.
Thực dân pháp đánh bắc kì lần thứ hai như thế nào? So sánh với lần thứ nhất?
Trình bày nội dung hiệp ước pa-tơ-nơt. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình kí kết hiệp ước trên.
C1.
– Thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp.
– Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
– Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
– Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.
– Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
C2.
– Ngày 6 – 6 -1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
– Với nội dung không khác là mấy so với Hiệp ước Hác-măng, chỉ là thực dân Pháp bổ sung một số điều khoản để làm yên lòng dân.
Âm mưu của Pháp: lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 (ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh). => Ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp đổ bộ vào Hà Nội.
– Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta hạ khí giới và giao thành không điều kiện.
– Ngày 25 – 4 – 1882, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.
– Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.
– Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến.
Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884