Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Qua bài ca dao, anh/chị rút ra được điều gì? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Chỉ với mô típ quen thuộc là sử dụng cụm từ ” thương thay “, người xưa đã giúp mọi người cảm nhận và biết được cuộc sống, số phận đắng cay của những người nông dân ngày xưa. Với việc sử dụng cụm từ ” thương thay ” và lấy hình ảnh con tằm, kiến, hạc, chim,quốc đã làm nổi bật được lên trọng tâm và nội dung người xưa muốn truyền đạt qua những lời ca dao. Và cũng qua lời ca dao trên, ta hiểu được cuộc sống khổ cực, luôn bị bóc lột sức lao động, cực nhọc, làm lụng vất vả quanh năm nhưng không đủ nuôi mồm ăn của những người nông dân xã hội xưa tái hiện qua bài ca dao trên. Số phận của họ trớ trêu và luôn phụ thuộc, sắp đặt dưới tay bọn quan lại, phong kiến ” lòng lang dạ thú “. Dù luôn bị bất công bằng và đối xử tệ bạc thì họ vẫn luôn là những con người ” thấp cổ bé họng “, không có quyền lên tiếng và cũng không có ai lên tiếng phản bác, bảo vệ quyền lợi của họ!
Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm9 gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.
“Con tằm” và “lũ kiến9 là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay”, thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !
“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”
Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây” để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !
“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”
Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:
“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.