thuyết minh về núi Bài Thơ
1 Mở bài : giới thiệu chung
2 thân bài
a, Nguồn gốc
— Núi hình thành từ kỷ Devon , trong cuộc vận động tạo núi Indonesia
— núi Bài Thơ cũng từng có nhiều tên gọi khác
+ trước đây núi có tên là truyền Đăng có nghĩa là “sự chiếu sáng ”
+ năm 1468 vua Lê Thánh Tông tức cảnh sáng tác một bài thơ và cho người khắc vào vách núi phía Nam . Từ đó núi được gọi tên là núi đề thơ , sau đổi thành Bài Thơ
b, Vị trí địa lý
núi Bài Thơ nằm ven biển trung tâm thành phố Hạ Long kề bên bờ Vịnh Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh
c, Đặc điểm cấu tạo
— núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp một nửa nằm dưới nước , thuộc khu di sản Vịnh Hạ Long , nhìn từ xa trông như một tòa lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố
— đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn móc chĩa lên trời , phía dưới có nhiều ngọn , nhiều mỏm chông chênh vách đá dựng đứng , những nền đá tai mèo nhọn hoắt làm cho nó có vẻ cổ kính , huyền bí
— từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục , lúc có dáng như sư tử vờn mồi , lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh
— đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở có đoạn có bậc thang nhưng có đoạn phải bám lấy vất đá mà đi . Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm chỉ là con ngõ nhỏ nằm lót thảm giữa những dãy nhà dân san sát
d, Giá trị
— Giá trị thẩm mĩ
+ đứng từ đỉnh núi , du khách không khỏi Ngỡ ngàng trước quang cảnh kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long , xa xa là biển nước xanh mênh mông ,đạo đã nhấp nhô Điệp Xuyến những con thuyền phải con tàu nhỏ xíu
+ từng cảnh chim chao lươn trên mặt vị khi chiều về , tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình
— Giá trị lịch sử và văn hóa
+ Núi bài thơ mang nhiều giá trị về lịch sử , văn hóa điểm đếm thú vị cho những nhà lịch sử , các thi sĩ , nhiếp ảnh gia , nhân dân và khách du lịch gần xa
+ tên chữ của núi Bài Thơ xưa là thuyền Đăng Sơn Tuyên truyền rằng ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành
+ đây còn là nơi liên đến một nhân vật lịch sử Trần Quốc nghiễn . Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông để tưởng nhớ công lao to lớn của ông , một ngôi đền thờ lo các chủ thuyền thường hay qua lại dưng tại chân núi Bài Thơ
+ Năm 1468 vua Lê Thánh Tông đi Kinh Lý vùng đông bắc và đề thơ
+ năm 1729 Chúa Trịnh Cương cũng khắc lên một bài thơ
+ Trên Đỉnh Núi là cột cờ được dựng từ năm 1930 với lá cờ đỏ sao vàng đã tung bao trên đỉnh cao nhất từ những năm kháng chiến chống Pháp kêu gọi tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ lúc bấy giờ
+ trong thời gian chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ , núi Bài Thơ giống như điểm hoạt động cách mạng sôi nổi với những trạm gác phòng không hang trú ẩn cứu thương
e, khai thác và bảo vệ
— có ý thức bảo vệ môi trường , hệ sinh thái của núi
— cần di dời một số nhà dân ở xung quanh chân núi , khai thác hợp lý để bảo vệ sự nguyên vẹn của núi
3 kết bài
— Có ý thức bảo vệ môi trường
Giúp mình với thứ 2 mình thi rồi
Cô chủ nhiệm cho chép dàn ý này
Hạ Long đẹp kì vĩ, huyền ảo đâu chỉ có kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long mà còn chứa
đựng nhiều bí ẩn thú vị từ những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong đó phải nhắc đến Núi
Bài Thơ –“kính viễn vọng” của thành phố bên bờ vịnh.Cao hơn 200m, nằm ở trung tâm thành phố,
núi Bài Thơ hiện lên uy nghi, bề thế – một tuyệt tác “mẹ thiên nhiên” đã dày công nhào nặn trong
cuộc kiến tạo núi đá vôi. Nói đến núi Bài Thơ là cả một dòng chảy lịch sử của thi ca và những
chiến công vẻ vang của đất Mỏ anh hùng.Không phải người Quảng Ninh nào cũng biết núi Bài
Thơ thuở xưa có tên là núi Rọi Đèn (hay còn gọi là Truyền Đăng Sơn). Truyền thuyết kể lại từ xưa
lính thú gác trên núi, hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành, từ đó tên gọi “Truyền đăng”
ra đời.Lịch sử núi Bài Thơ đựơc viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại
đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào
năm 1228. Ngày nay, trên bia đá vẫn còn khắc ghi vị trí chiến lược quan trọng của ngọn núi trong
chiến thắng ấy: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải
Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến…”
Bia đá tóm tắt lịch sử trên đỉnh núi Bài Thơ
Mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên
sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, xúc động
trước cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và
cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ, trở thành
di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng.Sau Lê Thánh Tông, năm 1729 chúa An Đô Vương
Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê – Trịnh khi đem quân đi tuần qua đây đã họa lại bài thơ
của vua Lê bằng một bài thất ngôn bát cú.Không chỉ chạm vào hồn thơ của các bậc quân chủ thế
kỉ trước, đầu thế kỉ 20, nhiều tao nhân mặc khách đến đây đã không cưỡng nổi vẻ đẹp kì bí của
thiên nhiên núi Bài Thơ mà tức cảnh sinh tình.Cũng trên đỉnh núi thi ca này trong những ngày vùng
than sục sôi khí thế cách mạng, ngày 1-5-1930, lá cờ Đảng tung bay phấp phới như biểu tượng
của chân lý, chính nghĩa sẽ chiến thắng ách nô dịch, hung tàn của thực dân Pháp ở Quảng Ninh.
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh núi Bài Thơ
Trải qua bao thăng trầm lịch sử giành giữ độc lập dân tộc, nét chữ khắc trên vách đá có thể bị
mưa nắng bào mòn nhưng giá trị lịch sử, tầm vóc thời đại của những bài thơ cổ vẫn luôn ngời
sáng tư tưởng về một đất nước hòa bình, hưng thịnh. Ngày nay, sức lan tỏa của tư tưởng ấy thể
hiện qua mục tiêu xây dựng nước Việt Nam trong thời đại mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh”.Nếu rất lâu trước đây, núi Bài Thơ chỉ lặng lẽ “ngắm nhìn” sự đổi thay
của Quảng Ninh thì hôm nay, núi Bài Thơ đã “tham gia” vào việc xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh
Quảng Ninh. Ngọn núi đã chứng tỏ sức hấp dẫn của mình. Không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng
cho những người mê leo núi, núi Bài Thơ còn là hành trình khám phá tuyệt vời cho những người
yêu văn hóa lịch sử.Hành trình khám phá điều bí ẩn chưa bao giờ dễ dàng sẽ mang lại nhiều bất
ngờ. Mỗi chặng đường dưới chân núi đều ghi dấu năm tháng hoạt động cách mạng của những
người con đất Mỏ ở những hang động kì bí. May mắn vào buổi sớm bình minh, người leo núi có
thể bắt gặp những chú dê núi đang thong dong gặm cỏ. Sự treo leo khi bám vào vách đá để leo
lên là một trải nghiệm cảm giác mạnh thú vị.
Dê núi nhẩn nha trên đường lên đình nủi trong sự ngỡ ngàng của du khách
Rồi đến khi lên tới điểm cao nhất của núi Bài Thơ, đứng từ trên đỉnh núi, người ta không khỏi trầm
trồ, choáng ngợp khi thu vào tầm mắt hình ảnh “muôn trùng nước non”. Đó là quang cảnh của
vịnh Hạ Longthơ mộng với biển xanh, cát trắng và những con tàu rẽ sóng ngoài khơi; vẻ đông đúc
của thành phố với nhà cao mọc san sát, vẻ tráng lệ cuả vòng quay Mặt trời và cáp treo Nữ
Hoàng… Một Hạ Long mênh mông, hùng vĩ hiện lên đầy sống động, chân thực trước “thấu kính
viễn vọng” nơi đỉnh núi. Đó là điều độc đáo làm nên cái lạ, khoái cảm thú vị cho du khách khi đến
với núi Bài Thơ.
Có lẽ vì vậy mà nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước cảnh đẹp tuyệt diệu của thành phố Hạ
Long nhìn từ đỉnh núi. Bạn Nguyễn Trần Hồng Anh (Cẩm Phả – Quảng Ninh) hào hứng nói: “Mình
rất thích leo núi và mình cũng từng đi du lịch ở nhiều nơi vùng cao như Sapa, Tam Đảo. Hôm nay
lên đỉnh núi Bài Thơ, mình thực sự bị choáng ngợp khi quan sát toàn thành phố. Đẹp tuyệt vời,
quả thực có đứng trên này mới thấy Hạ Long đẹp và phát triển năng động như thế nào.”
Thành phố Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ
Tự hào về quê hương Quảng Ninh – vùng than có truyền thống cách mạng kiên cường nhưng hết
sức nên thơ , đó là cảm xúc của nhiều bạn trẻ khi đến đây. “Đã là người Quảng Ninh thì hãy leo
núi Bài Thơ một lần, để thấy nét đẹp văn hóa lịch sử và thiên nhiên vịnh Hạ Long, để thêm yêu và
tự hào hơn quê hương của mình” – bạn Trịnh Thu Thủy (Cao Xanh – Hạ Long) chia sẻ.
Nụ cười Hạ Long trên đỉnh núi Bài Thơ thể hiện tình yêu, lòng tự hào quê hương đất Mỏ
Vậy nên, leo núi Bài Thơ để trải nghiệm thiên nhiên, ngắm cảnh thành phố từ trên cao cũng là
cách để trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử, tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông.
@Sharie
よく勉強してください!!!