Thuyết minh về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên [ Bài văn]
KO CHÉP MẠNG!!!!!
0 bình luận về “Thuyết minh về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên [ Bài văn]
KO CHÉP MẠNG!!!!!”
Giải thích các bước giải:
DÀN BÀI GỢI Ý
1. Mở bài
Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong một gia đinh nhà nho, cha người gốc Thừa Thiên – Huế. Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu đau mắt nặng rồi bị mù. Về quê, không khuất phục trước số phận oan nghiệt, nhà thơ mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân rồi cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ đánh giặc cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất kiên cường trước kẻ thù xâm lược. Dù bị tàn tật, ông vẫn là một thầy giáo tận tâm, là một thầy thuốc giàu y đức và là một nhà thơ xuất sắc. Ở cương vị nào ông cũng làm việc và cống hiến hết mình.
2. Thân bài
Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
a) Nguvễn Đình Chiếu là một nhà nho, bởi thế mà tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tinh thần của Nho giáo. Mặc dù vậy, Nguyễn Đình Chiểu còn là một trí thức nhân dân, suốt đời sống nơi thôn xóm, giữa những người “dân ấp, dân lân” tâm hồn thuần hậu, chất phác nên tư tướng đạo đức của ông có những nét mang phong cách rất dân dã của những người nông dân thuần phác. Nguyễn Đình Chiểu thấm nhuần tư tướng nhân nghĩa là tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn; nghĩa là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa chồng vợ, tình bạn bè, xóm giềng, tinh thần hiệp nghĩa sẵn sàng cứu khốn phò nguy,…
Những nhân vật lí tưởng trong Truyện Lục Vân Tiên hầu hết là đều là những người dân thường, sinh trướng trong những nưi thôn ấp nghèo khó (những nho sinh như Vân Tiền, Tử Trực, Hớn Minh; những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều, bà lão dệt vải,…). Tâm hồn của họ ngay thắng, không màng danh lợi, không tham phú quý, sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn. Trước Nguyễn Đinh Chiểu, nhân nghĩa vẫn được xem là phạm trù đạo đức lí tưởng, chỉ có ở bậc thánh nhân, những người quân tử thuộc tầng lớp trên. Đến Nguyễn Trãi, nhân nghĩa cũng đã hướng đến người dân. Ông kêu gọi nhà cầm quyền nhân nghĩa với dân, thời chiến thì lấy nhân nghĩa để thắng quân bạo ngược, thời bình thì đưa nhân nghĩa vào chính sự, khoan sức cho dân. Tuy nhiên, phải đến Nguyền Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân. Điều đó giải thích tại sao nhân dân, đặc biệt là cư dân vùng đất mới Nam Kì, vốn rất xem trọng mối liên hệ gắn kết giữa con người với con người trên cơ sở chữ nghĩa truyền thống, tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Đình Chiếu nồng nhiệt đến thế.
b) Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kì đầu chống Pháp xâm lược đé bảo vệ Tổ quốc. Đây là thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại (Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Đất nước mất dần vào tay giặc trước mắt nhà thơ. Các phong trào chống Pháp cũng lần lượt thất bại, người yêu nước thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã ngã xuống chiến trường. Nhưng “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ chân lí đó. Ông khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau:
Khốc là khóc nước nhà cơn bẩn loạn, hỏm mai vắng chúa; thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi;
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường trẻ dại.
(Văn tê Trương Định)
Ông cãm uất chửi mắng vào mặt kẻ thù:
Tấc dất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
Bát cơm manh áo ở dời, mắc mớ chi ông cha nó.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Ông hết lòng ngợi ca những sĩ phu như Trương Định đã một lòng vì nước, vì dân:
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phái chịu tướng quân thù, gánh vác một vai khổ ngoại.
(Văn tế Trương Định)
Ông dựng bức tượng đài bất tử về những người dân ấp, dân lân: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh” (Văn tế nghĩa sĩ cán Giuộc). Ngay cả lúc bờ cõi đã “chia đất khác”, Nguyễn Đình Chiểu vẫn nuôi giữ một niềm tin vào ngày mai: “Một trận mưa nhuần rửa núi sông” (Xúc cảnh), vẫn kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương” {Ngư Tiều y thuật vấn dáp). Với những nội dung trên, có thể nói thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời. Nó có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
c) Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa, yêu thương rất mực và căm ghét đến điều. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó là những nét rất riêng trong vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
3. Kết bài
Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểu gần gũi về tư tướng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là quyển lợi của nhân dân nhưng đến Nguyễn Đình Chiéu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.
Giải thích các bước giải:
DÀN BÀI GỢI Ý
1. Mở bài
Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong một gia đinh nhà nho, cha người gốc Thừa Thiên – Huế. Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu đau mắt nặng rồi bị mù. Về quê, không khuất phục trước số phận oan nghiệt, nhà thơ mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân rồi cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ đánh giặc cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất kiên cường trước kẻ thù xâm lược. Dù bị tàn tật, ông vẫn là một thầy giáo tận tâm, là một thầy thuốc giàu y đức và là một nhà thơ xuất sắc. Ở cương vị nào ông cũng làm việc và cống hiến hết mình.
2. Thân bài
Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
a) Nguvễn Đình Chiếu là một nhà nho, bởi thế mà tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tinh thần của Nho giáo. Mặc dù vậy, Nguyễn Đình Chiểu còn là một trí thức nhân dân, suốt đời sống nơi thôn xóm, giữa những người “dân ấp, dân lân” tâm hồn thuần hậu, chất phác nên tư tướng đạo đức của ông có những nét mang phong cách rất dân dã của những người nông dân thuần phác. Nguyễn Đình Chiểu thấm nhuần tư tướng nhân nghĩa là tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn; nghĩa là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa chồng vợ, tình bạn bè, xóm giềng, tinh thần hiệp nghĩa sẵn sàng cứu khốn phò nguy,…
Những nhân vật lí tưởng trong Truyện Lục Vân Tiên hầu hết là đều là những người dân thường, sinh trướng trong những nưi thôn ấp nghèo khó (những nho sinh như Vân Tiền, Tử Trực, Hớn Minh; những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều, bà lão dệt vải,…). Tâm hồn của họ ngay thắng, không màng danh lợi, không tham phú quý, sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn. Trước Nguyễn Đinh Chiểu, nhân nghĩa vẫn được xem là phạm trù đạo đức lí tưởng, chỉ có ở bậc thánh nhân, những người quân tử thuộc tầng lớp trên. Đến Nguyễn Trãi, nhân nghĩa cũng đã hướng đến người dân. Ông kêu gọi nhà cầm quyền nhân nghĩa với dân, thời chiến thì lấy nhân nghĩa để thắng quân bạo ngược, thời bình thì đưa nhân nghĩa vào chính sự, khoan sức cho dân. Tuy nhiên, phải đến Nguyền Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân. Điều đó giải thích tại sao nhân dân, đặc biệt là cư dân vùng đất mới Nam Kì, vốn rất xem trọng mối liên hệ gắn kết giữa con người với con người trên cơ sở chữ nghĩa truyền thống, tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Đình Chiếu nồng nhiệt đến thế.
b) Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kì đầu chống Pháp xâm lược đé bảo vệ Tổ quốc. Đây là thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại (Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Đất nước mất dần vào tay giặc trước mắt nhà thơ. Các phong trào chống Pháp cũng lần lượt thất bại, người yêu nước thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã ngã xuống chiến trường. Nhưng “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ chân lí đó. Ông khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau:
Khốc là khóc nước nhà cơn bẩn loạn, hỏm mai vắng chúa; thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi;
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường trẻ dại.
(Văn tê Trương Định)
Ông cãm uất chửi mắng vào mặt kẻ thù:
Tấc dất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
Bát cơm manh áo ở dời, mắc mớ chi ông cha nó.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Ông hết lòng ngợi ca những sĩ phu như Trương Định đã một lòng vì nước, vì dân:
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phái chịu tướng quân thù, gánh vác một vai khổ ngoại.
(Văn tế Trương Định)
Ông dựng bức tượng đài bất tử về những người dân ấp, dân lân: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh” (Văn tế nghĩa sĩ cán Giuộc). Ngay cả lúc bờ cõi đã “chia đất khác”, Nguyễn Đình Chiểu vẫn nuôi giữ một niềm tin vào ngày mai: “Một trận mưa nhuần rửa núi sông” (Xúc cảnh), vẫn kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương” {Ngư Tiều y thuật vấn dáp). Với những nội dung trên, có thể nói thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời. Nó có tác dụng động viên, khích lệ không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
c) Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa, yêu thương rất mực và căm ghét đến điều. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó là những nét rất riêng trong vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
3. Kết bài
Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểu gần gũi về tư tướng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là quyển lợi của nhân dân nhưng đến Nguyễn Đình Chiéu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.
Cho mình câu trả lời hay nhất+5 sao+1 cảm ơn nha
Chúc cậu học tốt!!!