Tìm các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể, quần xã và hệ sinh thái. GIÚP VỚI QAQ Mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ rồi…

Tìm các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
GIÚP VỚI QAQ Mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ rồi…

0 bình luận về “Tìm các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể, quần xã và hệ sinh thái. GIÚP VỚI QAQ Mình chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ rồi…”

  1. ) Giống nhau: đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong khoảng không gian, thời gian xác định.
    (*) Khác nhau:
    + Quần thể sinh vật:
    – Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
    – Đơn vị cấu trúc là cá thể.
    – Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể giao phối và giao phấn với nhau.
    – Độ đa dạng thấp.
    – Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn.
    – Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.
    + Quần xã sinh vật:
    – Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
    – Đơn vị cấu trúc là quần thể.
    – Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.
    – Độ đa dạng cao.
    – Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.
    – Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể

     

    Bình luận
  2. Đáp án:  Khác nhau:

    -Quần thể 

    + Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

    + Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

    + Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

    + Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

    + Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

    + Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán 

    -Quần xã 

    + Tập hợp nhiều quần thể khác loài

    + Không gian sống gọi là sinh cảnh.

    + Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

    trợ và đối địch.

    + Thời gian hình thành dài hơn và ổn

    định hơn quần thể.

    + Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

    + Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

     

    Bình luận

Viết một bình luận