tìm các luận cứ cho luận điểm sau: văn học có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho con người
0 bình luận về “tìm các luận cứ cho luận điểm sau: văn học có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho con người”
Mọi công dân đều phải có trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc mình và nhà văn – bằng lao động sáng tạo của mình – không thể đứng ngoài những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc, không thể đứng ngoài những vận hội, những biến cố có thể xảy đến của thời cuộc, không thể đứng ngoài những ngóc ngách của đời sống xã hội, của thân phận con người. Văn chương trước hết và luôn luôn phải viết về cuộc sống và về con người! Mối bận tâm lớn nhất, chính yếu nhất của nhà văn là gì nếu không phải là toàn tâm, toàn ý viết cho cuộc sống, viết cho con người? Không thể hình dung một nhà văn có trách nhiệm với cuộc sống lại không khát khao sáng tạo để có những tác phẩm giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Con người là giá trị văn hóa cao nhất, giá trị của mọi giá trị và hoàn thiện nhân cách, nhân tính của con người chính là sứ mệnh cao cả của văn học, là nỗ lực cao nhất mà người cầm bút cần đạt đến.
Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Bởi suy cho cùng, dù là viết về đề tài gì, nói về vấn đề gì, thì tác phẩm luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Bởi cái đích hướng tới của văn chương đâu chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn đều gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người. Khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, nỗ lực tận hiến hết sức mình với khao khát cho ra đời những tác phẩm có giá trị, nhà văn không chỉ hướng tâm hồn con người đến chân, thiện, mỹ mà còn giúp con người đào luyện mình ngày càng hoàn thiện hơn, ngày càng nhân ái và tốt đẹp hơn. Và ở đây, trách nhiệm của nhà văn sẽ thể hiện rất rõ rằng, những tác phẩm văn chương đích thực ra đời từ những cảm xúc, những chân thành và khát khao sáng tạo mãnh liệt của nhà văn, chứ không thể là một sản phẩm hời hợt, máy móc hay áp đặt, nhạt nhẽo, nịnh bợ hay lòe bịp, mị dân hay là bởi chỉ để thỏa mãn những dục vọng tầm thường.
Mọi công dân đều phải có trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc mình và nhà văn – bằng lao động sáng tạo của mình – không thể đứng ngoài những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc, không thể đứng ngoài những vận hội, những biến cố có thể xảy đến của thời cuộc, không thể đứng ngoài những ngóc ngách của đời sống xã hội, của thân phận con người. Văn chương trước hết và luôn luôn phải viết về cuộc sống và về con người! Mối bận tâm lớn nhất, chính yếu nhất của nhà văn là gì nếu không phải là toàn tâm, toàn ý viết cho cuộc sống, viết cho con người? Không thể hình dung một nhà văn có trách nhiệm với cuộc sống lại không khát khao sáng tạo để có những tác phẩm giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân, hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Con người là giá trị văn hóa cao nhất, giá trị của mọi giá trị và hoàn thiện nhân cách, nhân tính của con người chính là sứ mệnh cao cả của văn học, là nỗ lực cao nhất mà người cầm bút cần đạt đến.
Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Bởi suy cho cùng, dù là viết về đề tài gì, nói về vấn đề gì, thì tác phẩm luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Bởi cái đích hướng tới của văn chương đâu chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn đều gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người. Khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, nỗ lực tận hiến hết sức mình với khao khát cho ra đời những tác phẩm có giá trị, nhà văn không chỉ hướng tâm hồn con người đến chân, thiện, mỹ mà còn giúp con người đào luyện mình ngày càng hoàn thiện hơn, ngày càng nhân ái và tốt đẹp hơn. Và ở đây, trách nhiệm của nhà văn sẽ thể hiện rất rõ rằng, những tác phẩm văn chương đích thực ra đời từ những cảm xúc, những chân thành và khát khao sáng tạo mãnh liệt của nhà văn, chứ không thể là một sản phẩm hời hợt, máy móc hay áp đặt, nhạt nhẽo, nịnh bợ hay lòe bịp, mị dân hay là bởi chỉ để thỏa mãn những dục vọng tầm thường.