0 bình luận về “Tìm hiểu chung về thơ hiện đại Việt Nam( Lớp 6)”
– Trữ tình là một trong ba phương thức tái hiện đời sống của văn học (tự sự – trữ tình – kịch). Thơ trữ tình là thể loại tiêu biểu của loại hình trữ tình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện’ những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.
– Về nội dung, thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt một cách có ý thức. Nó không miêu tả sự vật ở bề ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ tập trung thể hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự vật, sự việc, hiện tượng; giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư tưởng, tình cảm, ý chí, tâm trạng (thế giới nội tâm) của con người chủ thể bên trong (tác giả, nhân vật trữ tình được tác giả thể hiện trong tác phẩm).
– Về hình thức, thơ chọn lọc từ ngữ và sắp xếp chúng dưới dạng “văn vần” theo một lô-gíc nhất định tạo nên những hình ảnh gợi cảm, những âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. Ngôn từ trong thơ thường ngắn gọn, chắt lọc, giàu hình ảnh và được cấu tạo đặc biệt. Đó là thứ ngôn từ có nhịp điệu, giàu nhạc tính và có những khoảng lặng giàu ý nghĩa.
2. Thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lóp 6 có ba bài, trong đó có hai bài viết trong thời kì-kháng chiến chống Pháp (một bài viết về lãnh tụ, một bài viết về gương thiếu niên đã anh dũng hi sinh) và một bài viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ba bài thơ này đã thể hiện được không khí của thời đại. Đó là những năm tháng cả nước đang tập trung cho hai cuộc kháng chiến lịch sử để bảo vệ và thống nhất đất nước. Vì vậy, thơ ca cũng thể hiện những tình cảm chung của dân tộc như tình quê hương, tình đồng chí, tình đồng bào, lòng kính yêu lãnh tụ, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong lao động và chiến đấu. Thơ ca củng đã xây dựng được những hình tượng trữ tình tiêu biểu cho con người Việt Nam trong chiến đấu, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 nội dung chủ yếu là thể hiện, những tình cảm chính trị. Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949, được in trong tập thơ Việt Bắc năm 1954 đã tái hiện lại một cách sinh động quãng đời ngắn ngủi nhưng rất anh hùng của một chú bé liên lạc đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại Huế và anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Nhà thơ đã ca ngợi sự gan dạ, dũng cảm của Lượm. Từ hình ảnh Lượm, chúng ta có thể liên tưởng đến một thế hệ thiếu niên đã tích cực tham gia cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc như Kim Đồng, Vừ A Dính,…
Bên cạnh việc cổ vũ, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu thì chủ đề về lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được các nhà thơ rất quan tâm. Như một lẽ tự nhiên, Bác Hồ là linh hồn của hai cuộc kháng chiến thần thánh đã trở thành một hình tượng trung tâm trong thơ ca kháng chiến. Viết về Bác, thơ ca Việt Nam đã kết tinh được rất nhiều thành quả vói các tên tuổi như Tố Hữu, Chế Lan Viên… Trong số những tên tuổi ấy có một người rất quen thuộc với bạn đọc là nhà thơ Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Thông qua một câu chuyện chân thực và cảm động về Bác do một người bạn đi chiến dịch kể lại, nhà thơ đã xây dựng đưọ’c một hình tượng lãnh tụ vô cùng xúc động, thể hiện được tấm lòng thương yêu bao la của Bác đối với nhân dân và chiến sĩ. Đồng thời, cũng nói lên được tình cảm kính yêu của anh đội viên đối với Bác. Quả thực, Bác gần gũi và giản dị nhưng cũng lớn lao, vĩ đại vô cùng.
Trong thời kĩ kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ Trần Đăng Khoa “nổi lên như một tiếng thơ trong trẻo, vói cách nhìn và cảm nhận thế giói rất độc đáo”. Từ Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa dựng lên một bức tranh gia đình rất đời thường, bình dị nhưng đầm ấm, yêu thương; một thế giới thiên nhiên với những cây cỏ hoa lá và các con vật rất sống động gần gũi với tuổi thơ nơi làng quê Bắc Bộ. Trong không gian Góc sân và khoảng trời ấy còn có cả những tội ác tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với nhân dân miền Bắc và chất chứa nỗi căm thù quân xâm lược dã man của trẻ thơ Việt Nam. Và rất tự nhiên, thơ của chú bé 9 tuổi ấy cũng có cả cái không khí sục sôi đánh Mĩ của thời đại: Hạt gạo làng ta/ Gửi ra tiền tuyến/ Gửi về phương xa/ Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta. Tuy nhiên, trong không gian ấy, người đọc vẫn thấy đau đáu một khát vọng rất nhân bản của trẻ thơ Việt Nam về một cuộc sống bình yên, không còn nghe thấy những tiếng bom rơi, đạn nổ.
Thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, hựớng vào cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc và đời sống của nhân dân nên rất giàu chất liệu hiện thực. Nhiều hình ảnh, sự vật, sự việc, chi tiết bắt nguồn từ đời sống chiến đấu và sản xuất được các tác giả tinh lọc đưa vào trong thơ. Khi xây dựng các hình tượng thơ, các nhà thơ đã sử dụng nhiều phương thức tái hiện. Nhiều bài thơ có sự tham gia của các phương thức miêu tả, tự sự kết họp với biểu cảm (Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Lượm). Về hình thức, thơ giai đoạn này cũng đã kế thừa những đồi mới về hình thức tổ chức câu thơ, bài thơ có từ giai đoạn 1932 – 1945. Các nhà thơ cũng phát huy, sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân tộc như các thể lục bát, bốn chữ, năm chữ; đặc biệt là đẩy mạnh việc dùng thể thơ tự do. Ngôn ngữ thơ thực sự đã hướng về phía tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân, sử dụng ngôn ngữ của nhân dân cùng vói những từ ngữ của đời sống chính trị, quân sự. Thơ ca kháng chiến sau 1945 đã để lại dấu ấn của thời đại, góp một diện mạo vào đời sống văn học.
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Minh Huệ)
Bài thơ được Minh Huệ sáng tác năm 1951. Bài thơ được khơi nguồn từ câu chuyện của một người bạn là bộ đội trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950 kể lại kỉ niệm được gặp Bác Hồ ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu, trong một đêm trên đường tham gia chiến dịch. Câu chuyện đã gây xúc động cho tác giả và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cấu trúc bài thơ không quá phức tạp nhưng đạt hiệu quâ cao vì tác giả đã thông qua cái bình dị nhằm làm nổi bật cái cao cả. Câu chuyện được kể theo thể thơ năm chữ, lời thợ giản dị, có nhiều từ ngữ, hình ảnh gợi cảm; kết hợp nhuần nhuyễn tự sự, miêu tả với biểu cảm; qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên, bài thơ đã dựng lại những hành động chân thật về sự quan tâm chăm sóc ân cần, chu đáo, cảm động của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những người chiến sĩ trên đường ra trận. Qua bài thơ, người đọc thấm thìa hơn những tình cảm cao đẹp mà Bác đã dành cho nhân dân ta, chiến sĩ ta. Đồng thòi bài thơ cũng thể hiện lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ và cũng là của toàn thể chiến sĩ, đồng bào cả nước dành cho Bác.
LƯỢM
(Tố Hữu)
Tố Hữu sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hoá. Ông sớm tham gia cách mạng. Những chặng đường thơ của Tố Hữu vì vậy gần như song hành với những chặng đường cách mạng Việt Nam. Bài thơ Lượm được Tố Hữu sáng tác năm 1949, sau đó được in trong tập thơ Việt Bắc – tập thơ gồm những bài được viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Với thể thơ bốn chữ, giàu nhạc điệu, nhiều hình ảnh gợi cảm, đậm chất dân gian, nhà thơ đã tái hiện lại một cách sinh động quãng đời ngắn ngủi nhưng rất anh hùng của một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm đã hăng hái .tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại Huế và anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Đồng thời, bài thơ cũng đã để lạì trong lòng người đọc dư vị đau đớn xén lẫn niềm cảm phục, sự thương yêu, lòng ngưỡng mộ, kính trọng đối với một thiếu niên anh hùng của dân tộc.
MƯA
(Trần Đăng Khoa)
Trần Đăng Khoa nổi tiếng là thần đồng về thi ca. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở từ sớm. Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa trong sáng nhưng cũng rất giàu tính nghệ thuật.
Mưa được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967 (in trong Góc sân và khoảng trời), khi nhà thơ mói 9 tuổi. Bằng thể thơ tự do, với những câu ngắn, nhịp nhanh, đặc biệt là cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá vừa lạ vừa chính xác, bài. thơ đã tạo dựng được một hình ảnh sống động về thiên nhiên làng quê Bắc Bộ ở thời điểm trước và trong cơn mưa rào. Bài thơ không chỉ thể hiện một tài năng quan sát, miêu tả rất độc đáo, thú vị mà còn đem đến cho chúng ta một cái nhìn hồn nhiên, tinh tế, nhạy cảm về cuộc sống và thiên nhiên nơi làng quê qua tâm hồn trẻ thơ.
II. Luyện tập
Bài tập
1. Tìm những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu của Bác Hồ đối vói bộ đội và dân công trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Em có nhận xét gì về tình cảm thương yêu này?
2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của ai? Cách thể hiện này có tác dụng gì? Phân tích tâm trạng của anh chiến sĩ trong khổ thơ sau:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
3. Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm được nhà thơ miêu tả trên những phương diện nào? Tìm các chi tiết miêu tả đó. Các chi tiết miêu tả này gợi cho người đọc suy nghĩ gì về Lượm, về tình cảm của tác giả với Lượm?
4. Bài thơ Lượm có một câu thơ được cấu tạo rất đặc biệt. Hãy tìm và phân tích dụng ý của tác giả khi tạo câu thơ như vậy.
5. Mặc dù biết Lượm đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng vì sao người kể chuyện vẫn thốt lên: Lượm ơi, còn không?. Hình ảnh Lượm ở đoạn đầu bài thơ được lặp lại ở đoạn cuối bài thơ tạo ra ý nghĩa gì?
6. Cảnh vật thiên nhiên trước cơn mưa và trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa miêu tả qua những hình ảnh nào? Tại sao lại nói cách miêu tả của nhà thơ ở đây vừa chính xác vừa độc đáo?
7. Hình ảnh người bố xuất hiện ở cuối bài thơ Mưa có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý
1. Trong bài thơ có rất nhiều chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công:
– Bác là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng Người vẫn trực tiếp ra mặt trận để chỉ huy chiến dịch. Bác cùng hành quân với bộ đội, dân công; cùng chia sẻ những khó khăn, gian khổ trong đêm khuya, giữa rừng lạnh, giữa lán tranh đơn sơ.
– Trong đêm khuya, khi mọi người đã yên giấc thì Bác vẫn thức để đốt lửa, giữ ấm cho mọi người ngủ ngon giấc. Bác sợ mọi người bị lạnh nên đã đi dém chăn (giắt mép chăn xuống phía dưới thân người để cho ấm) cho từng người một. Bác đi dém chăn một cách rất nhẹ nhàng vì sợ các anh bộ đội giật mình thức giấc.
– Bác thương bộ đội và dân công nên không an lòng nằm ngủ. Trong đêm khuya mưa lạnh, Bác ngồi thức lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng, không chiếu, không chăn đang phải trải lá cây và lấy áo đắp thay thế. Bác lo đoàn dân công bị mưa ướt nên chỉ ngồi mong tròi mau sáng,
Tình yêu thương bộ đội, dân công của Bác được thể hiện bằng những suy nghĩ, việc làm cụ thể, rất bình dị, rất thân thiết. Đó là sự quan tâm, chăm sóc ân cần, chu đáo. Cử chỉ của Người hiện lên thật gần gũi, âu yếm, ân cần giống như sự chăm sóc của người mẹ hiền cho những đứa con thơ. Có thể nói, đó là tình cảm thương yêu lớn lao nhưng rất gần gũi, nhẹ nhàng; sâu sắc mà giản dị; cụ thể mà thiết tha, mãnh liệt. Bởi thế mà nó làm lay động mọi trái tim người đọc.
2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ (đội viên). Anh chiến sĩ vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện. Cách thể hiện này làm cho câu chuyện chân thực, đồng thòi làm cho hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thiết với nhân dân, trực tiếp thể hiện được tình cảm của nhân dân với Bác.
Tâm trạng của anh chiến sĩ trong khổ thơ được thể hiện qua nghệ thuật tu từ so sánh:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Ở đây, tác giả đã hai lần sử đụng nghệ thuật so sánh để diễn tả nỗi niềm xúc động, tình cảm chân thành của anh đội viên với Bác. Lần thứ nhất, trong trạng thái “mơ màng” anh đội viên được tận mắt trông thấy những cử chỉ chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác dành cho các anh chiến sĩ. Hình ảnh Bác lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho bộ đội ngon giấc và động tác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ đã làm anh ngỡ ngàng, xúc động, tưởng như mình đang trong một giấc mơ vói những cảm giác êm ái, dịu dàng, lâng lâng khó tả. Lần thứ hai là hình ảnh Bác hiện lên tuyệt đẹp. Trong trạng thái ấy, anh đội viên thấy Bác hiện lên lớn lao mà gần gũi, lung linh và ấm áp. Đây là cảm giác thực trong lòng người chiến sĩ khi anh được đón nhận tình cảm trìu mến, yêu thương của Bác. Nghệ thuật so sánh này thể hiện được nỗi xúc động sâu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ vì được Bác ở bên che chở.
3. Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm được nhà thơ miêu tả trên những phương diện:
– Hành động, cử chỉ, lời nói: như con chim chích, huýt sáo vang, cười híp mí, Cháu đi liên lạc /Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá / Thích hơn ở nhà.
Các chi tiết miêu tả này gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc Lượm như một chiến sĩ thực thụ. Đó là một chiến sĩ cách mạng nhở tuổi rất hiếu động, nhanh nhẹn, tình nghịch, hồn nhiên, yêu đời, tự nhiên, chân thật và rất say mê công việc.
Tuy không thể hiện trực tiếp bằng lòi nhưng qua cách miêu tả, cách xưng hô (chú – cháu – đồng chí) của hai nhân vật, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình cảm của nhà thơ (người kể chuyện) vói nhân vật. Đó là một tình cảm thân thiết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau, vừa là tình người nhà vừa là tình đồng chí.
4. Bài thơ Lượm có một câu thơ được cấu tạo rất đặc biệt: Ra thế/Lượm ơi!…. Đây là câu thơ bốn chữ được ngắt thành hai dòng. Cách ngắt dòng này cùng với dấu chấm than, dấu chấm lửng ở cuối câu thơ giống như một tiếng nấc, tiếng khóc nghẹn ngào. Đó là tiếng nấc, tiếng khóc không cất lên thành lòi được, nó thể hiện được nỗi đau tột cùng của nhà thơ trước sự hi sinh của Lượm, cấu tạo câu thơ như vậy chi phối cách đọc. Nó làm cho người đọc phải ngừng nghỉ khi đọc, để cùng cảm nhận, chia sẻ nỗi đau đớn mất mát trước sự hi sinh của chú bé liên lạc nhỏ tuổi.
5. Mặc dù biết Lượm đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng người kể chụyện vẫn thốt lên: Lượm ơi, còn không?. Lòi thốt này là một câu hỏi đầy đau xót. Câu hỏi diễn tả rất thành công cái tâm trạng ngỡ ngàng của người kể chuyện. Dường như người kể chuyện vẫn chưa tin vào sự thật phũ phàng, đau xót là Lượm đã hi sinh.
Hình ảnh Lượm ở đoạn đầu bài thơ được lặp lại ở đoạn cuối bài thơ khẳng định sự bất tử củâ Lượm: chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đòi, hăng say công tác, rất đáng yêu vẫn còn sống mãi trong lòng người kể chuyện và người đọc; sống mãi với quê hương, đất nước.
6. Cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa miêu tả qua những hình ảnh như sau:
– Trước cơn mưa: mối bay ra (mối trẻ bay cao, mối già bay thấp), gà con rối rít tìm noi ẩn nấp, bầu trời bao phủ mây đen, gió thổi tung bay-lá mía, kiến bò, gió thổi lá khô, bụi bay, cỏ gà rung tai, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa, chóp, sấm, tàu dừa đu đưa trong gió, ngọn mùng tơi nhảy múa…
– Trong cơn mưa: âm thanh ù ù như xay lúa, tiếng mưa rơi lộp bộp, đất trời trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy, chó sủa, cây lá hả hê.
Nói cách miêu tả của nhà thơ ở đây chính xác là bởi vì Trần Đăng Khoa đã nói rất đúng những cảnh tượng thiên nhiên của cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn nói độc đáo là bởi nhà thơ đã nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên làm cho cơn mưa hiện lên rất sinh động. Với trí tưởng tượng độc đáo của trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã tưởng tượng cơn mưa rào là một trận chiến dữ dội vói khí thế mạnh mẽ, khẩn trương: “ông trời – Mặc áo giáp đen” là cảnh mây đen che phủ bầu trời giống như lớp áo giáp của vị dũng tướng khổng lồ, “Muôn nghìn cây mía” với lá dài nhọn, sắc quay cuồng trong gió giống như những lưỡi gươm, đàn kiến từng đàn nối đuôi nhau đi một cách rất kỉ luật giống như những đoàn quân đang hành quân khẩn trương ra mặt trận…
7. Hình ảnh người bố xuất hiện ở cuối bài thơ Mưa khi đi cày về: đội sấm, đội chóp, đội mưa… là hình ảnh con người hiện lên với một tư thế, dáng vẻ rất lớn lao, vững vàng trước thiên nhiên dữ dội. Con người ở đây mang tầm vóc và sức mạnh sánh ngang vói thiên nhiên, vũ trụ.
1.Thời gian -Đầu thế kỷ XX đến nay 2.Nội dung -Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng và lòng căm thù giặc -Bác Hồ là hình tượng trung tâm trong thơ ca kháng chiến -Thể hiện tình yêu quê hương,đất nước 3.Nghệ thuật -Sử dụng thể thơ lục bát,thể thơ 4 chữ,5 chữ -Sử dụng nhiều biện pháp tu từ,từ lãy,hình ảnh sinh động,giàu nhịp điệu -Ngôn ngữ giản dị,dễ hiểu
– Trữ tình là một trong ba phương thức tái hiện đời sống của văn học (tự sự – trữ tình – kịch). Thơ trữ tình là thể loại tiêu biểu của loại hình trữ tình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện’ những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.
– Về nội dung, thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt một cách có ý thức. Nó không miêu tả sự vật ở bề ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ tập trung thể hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự vật, sự việc, hiện tượng; giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư tưởng, tình cảm, ý chí, tâm trạng (thế giới nội tâm) của con người chủ thể bên trong (tác giả, nhân vật trữ tình được tác giả thể hiện trong tác phẩm).
– Về hình thức, thơ chọn lọc từ ngữ và sắp xếp chúng dưới dạng “văn vần” theo một lô-gíc nhất định tạo nên những hình ảnh gợi cảm, những âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe. Ngôn từ trong thơ thường ngắn gọn, chắt lọc, giàu hình ảnh và được cấu tạo đặc biệt. Đó là thứ ngôn từ có nhịp điệu, giàu nhạc tính và có những khoảng lặng giàu ý nghĩa.
2. Thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lóp 6 có ba bài, trong đó có hai bài viết trong thời kì-kháng chiến chống Pháp (một bài viết về lãnh tụ, một bài viết về gương thiếu niên đã anh dũng hi sinh) và một bài viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ba bài thơ này đã thể hiện được không khí của thời đại. Đó là những năm tháng cả nước đang tập trung cho hai cuộc kháng chiến lịch sử để bảo vệ và thống nhất đất nước. Vì vậy, thơ ca cũng thể hiện những tình cảm chung của dân tộc như tình quê hương, tình đồng chí, tình đồng bào, lòng kính yêu lãnh tụ, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong lao động và chiến đấu. Thơ ca củng đã xây dựng được những hình tượng trữ tình tiêu biểu cho con người Việt Nam trong chiến đấu, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 nội dung chủ yếu là thể hiện, những tình cảm chính trị. Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949, được in trong tập thơ Việt Bắc năm 1954 đã tái hiện lại một cách sinh động quãng đời ngắn ngủi nhưng rất anh hùng của một chú bé liên lạc đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại Huế và anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Nhà thơ đã ca ngợi sự gan dạ, dũng cảm của Lượm. Từ hình ảnh Lượm, chúng ta có thể liên tưởng đến một thế hệ thiếu niên đã tích cực tham gia cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc như Kim Đồng, Vừ A Dính,…
Bên cạnh việc cổ vũ, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu thì chủ đề về lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được các nhà thơ rất quan tâm. Như một lẽ tự nhiên, Bác Hồ là linh hồn của hai cuộc kháng chiến thần thánh đã trở thành một hình tượng trung tâm trong thơ ca kháng chiến. Viết về Bác, thơ ca Việt Nam đã kết tinh được rất nhiều thành quả vói các tên tuổi như Tố Hữu, Chế Lan Viên… Trong số những tên tuổi ấy có một người rất quen thuộc với bạn đọc là nhà thơ Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Thông qua một câu chuyện chân thực và cảm động về Bác do một người bạn đi chiến dịch kể lại, nhà thơ đã xây dựng đưọ’c một hình tượng lãnh tụ vô cùng xúc động, thể hiện được tấm lòng thương yêu bao la của Bác đối với nhân dân và chiến sĩ. Đồng thời, cũng nói lên được tình cảm kính yêu của anh đội viên đối với Bác. Quả thực, Bác gần gũi và giản dị nhưng cũng lớn lao, vĩ đại vô cùng.
Trong thời kĩ kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ Trần Đăng Khoa “nổi lên như một tiếng thơ trong trẻo, vói cách nhìn và cảm nhận thế giói rất độc đáo”. Từ Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa dựng lên một bức tranh gia đình rất đời thường, bình dị nhưng đầm ấm, yêu thương; một thế giới thiên nhiên với những cây cỏ hoa lá và các con vật rất sống động gần gũi với tuổi thơ nơi làng quê Bắc Bộ. Trong không gian Góc sân và khoảng trời ấy còn có cả những tội ác tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với nhân dân miền Bắc và chất chứa nỗi căm thù quân xâm lược dã man của trẻ thơ Việt Nam. Và rất tự nhiên, thơ của chú bé 9 tuổi ấy cũng có cả cái không khí sục sôi đánh Mĩ của thời đại: Hạt gạo làng ta/ Gửi ra tiền tuyến/ Gửi về phương xa/ Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta. Tuy nhiên, trong không gian ấy, người đọc vẫn thấy đau đáu một khát vọng rất nhân bản của trẻ thơ Việt Nam về một cuộc sống bình yên, không còn nghe thấy những tiếng bom rơi, đạn nổ.
Thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, hựớng vào cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc và đời sống của nhân dân nên rất giàu chất liệu hiện thực. Nhiều hình ảnh, sự vật, sự việc, chi tiết bắt nguồn từ đời sống chiến đấu và sản xuất được các tác giả tinh lọc đưa vào trong thơ. Khi xây dựng các hình tượng thơ, các nhà thơ đã sử dụng nhiều phương thức tái hiện. Nhiều bài thơ có sự tham gia của các phương thức miêu tả, tự sự kết họp với biểu cảm (Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Lượm). Về hình thức, thơ giai đoạn này cũng đã kế thừa những đồi mới về hình thức tổ chức câu thơ, bài thơ có từ giai đoạn 1932 – 1945. Các nhà thơ cũng phát huy, sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân tộc như các thể lục bát, bốn chữ, năm chữ; đặc biệt là đẩy mạnh việc dùng thể thơ tự do. Ngôn ngữ thơ thực sự đã hướng về phía tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân, sử dụng ngôn ngữ của nhân dân cùng vói những từ ngữ của đời sống chính trị, quân sự. Thơ ca kháng chiến sau 1945 đã để lại dấu ấn của thời đại, góp một diện mạo vào đời sống văn học.
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Minh Huệ)
Bài thơ được Minh Huệ sáng tác năm 1951. Bài thơ được khơi nguồn từ câu chuyện của một người bạn là bộ đội trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950 kể lại kỉ niệm được gặp Bác Hồ ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu, trong một đêm trên đường tham gia chiến dịch. Câu chuyện đã gây xúc động cho tác giả và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cấu trúc bài thơ không quá phức tạp nhưng đạt hiệu quâ cao vì tác giả đã thông qua cái bình dị nhằm làm nổi bật cái cao cả. Câu chuyện được kể theo thể thơ năm chữ, lời thợ giản dị, có nhiều từ ngữ, hình ảnh gợi cảm; kết hợp nhuần nhuyễn tự sự, miêu tả với biểu cảm; qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên, bài thơ đã dựng lại những hành động chân thật về sự quan tâm chăm sóc ân cần, chu đáo, cảm động của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những người chiến sĩ trên đường ra trận. Qua bài thơ, người đọc thấm thìa hơn những tình cảm cao đẹp mà Bác đã dành cho nhân dân ta, chiến sĩ ta. Đồng thòi bài thơ cũng thể hiện lòng kính yêu vô hạn của nhà thơ và cũng là của toàn thể chiến sĩ, đồng bào cả nước dành cho Bác.
LƯỢM
(Tố Hữu)
Tố Hữu sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hoá. Ông sớm tham gia cách mạng. Những chặng đường thơ của Tố Hữu vì vậy gần như song hành với những chặng đường cách mạng Việt Nam. Bài thơ Lượm được Tố Hữu sáng tác năm 1949, sau đó được in trong tập thơ Việt Bắc – tập thơ gồm những bài được viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Với thể thơ bốn chữ, giàu nhạc điệu, nhiều hình ảnh gợi cảm, đậm chất dân gian, nhà thơ đã tái hiện lại một cách sinh động quãng đời ngắn ngủi nhưng rất anh hùng của một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm đã hăng hái .tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tại Huế và anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Đồng thời, bài thơ cũng đã để lạì trong lòng người đọc dư vị đau đớn xén lẫn niềm cảm phục, sự thương yêu, lòng ngưỡng mộ, kính trọng đối với một thiếu niên anh hùng của dân tộc.
MƯA
(Trần Đăng Khoa)
Trần Đăng Khoa nổi tiếng là thần đồng về thi ca. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở từ sớm. Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa trong sáng nhưng cũng rất giàu tính nghệ thuật.
Mưa được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967 (in trong Góc sân và khoảng trời), khi nhà thơ mói 9 tuổi. Bằng thể thơ tự do, với những câu ngắn, nhịp nhanh, đặc biệt là cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá vừa lạ vừa chính xác, bài. thơ đã tạo dựng được một hình ảnh sống động về thiên nhiên làng quê Bắc Bộ ở thời điểm trước và trong cơn mưa rào. Bài thơ không chỉ thể hiện một tài năng quan sát, miêu tả rất độc đáo, thú vị mà còn đem đến cho chúng ta một cái nhìn hồn nhiên, tinh tế, nhạy cảm về cuộc sống và thiên nhiên nơi làng quê qua tâm hồn trẻ thơ.
II. Luyện tập
Bài tập
1. Tìm những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu của Bác Hồ đối vói bộ đội và dân công trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Em có nhận xét gì về tình cảm thương yêu này?
2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của ai? Cách thể hiện này có tác dụng gì? Phân tích tâm trạng của anh chiến sĩ trong khổ thơ sau:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
3. Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm được nhà thơ miêu tả trên những phương diện nào? Tìm các chi tiết miêu tả đó. Các chi tiết miêu tả này gợi cho người đọc suy nghĩ gì về Lượm, về tình cảm của tác giả với Lượm?
4. Bài thơ Lượm có một câu thơ được cấu tạo rất đặc biệt. Hãy tìm và phân tích dụng ý của tác giả khi tạo câu thơ như vậy.
5. Mặc dù biết Lượm đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng vì sao người kể chuyện vẫn thốt lên: Lượm ơi, còn không?. Hình ảnh Lượm ở đoạn đầu bài thơ được lặp lại ở đoạn cuối bài thơ tạo ra ý nghĩa gì?
6. Cảnh vật thiên nhiên trước cơn mưa và trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa miêu tả qua những hình ảnh nào? Tại sao lại nói cách miêu tả của nhà thơ ở đây vừa chính xác vừa độc đáo?
7. Hình ảnh người bố xuất hiện ở cuối bài thơ Mưa có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý
1. Trong bài thơ có rất nhiều chi tiết, hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm thương yêu của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công:
– Bác là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng Người vẫn trực tiếp ra mặt trận để chỉ huy chiến dịch. Bác cùng hành quân với bộ đội, dân công; cùng chia sẻ những khó khăn, gian khổ trong đêm khuya, giữa rừng lạnh, giữa lán tranh đơn sơ.
– Trong đêm khuya, khi mọi người đã yên giấc thì Bác vẫn thức để đốt lửa, giữ ấm cho mọi người ngủ ngon giấc. Bác sợ mọi người bị lạnh nên đã đi dém chăn (giắt mép chăn xuống phía dưới thân người để cho ấm) cho từng người một. Bác đi dém chăn một cách rất nhẹ nhàng vì sợ các anh bộ đội giật mình thức giấc.
– Bác thương bộ đội và dân công nên không an lòng nằm ngủ. Trong đêm khuya mưa lạnh, Bác ngồi thức lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng, không chiếu, không chăn đang phải trải lá cây và lấy áo đắp thay thế. Bác lo đoàn dân công bị mưa ướt nên chỉ ngồi mong tròi mau sáng,
Tình yêu thương bộ đội, dân công của Bác được thể hiện bằng những suy nghĩ, việc làm cụ thể, rất bình dị, rất thân thiết. Đó là sự quan tâm, chăm sóc ân cần, chu đáo. Cử chỉ của Người hiện lên thật gần gũi, âu yếm, ân cần giống như sự chăm sóc của người mẹ hiền cho những đứa con thơ. Có thể nói, đó là tình cảm thương yêu lớn lao nhưng rất gần gũi, nhẹ nhàng; sâu sắc mà giản dị; cụ thể mà thiết tha, mãnh liệt. Bởi thế mà nó làm lay động mọi trái tim người đọc.
2. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ (đội viên). Anh chiến sĩ vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện. Cách thể hiện này làm cho câu chuyện chân thực, đồng thòi làm cho hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thiết với nhân dân, trực tiếp thể hiện được tình cảm của nhân dân với Bác.
Tâm trạng của anh chiến sĩ trong khổ thơ được thể hiện qua nghệ thuật tu từ so sánh:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Ở đây, tác giả đã hai lần sử đụng nghệ thuật so sánh để diễn tả nỗi niềm xúc động, tình cảm chân thành của anh đội viên với Bác. Lần thứ nhất, trong trạng thái “mơ màng” anh đội viên được tận mắt trông thấy những cử chỉ chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác dành cho các anh chiến sĩ. Hình ảnh Bác lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho bộ đội ngon giấc và động tác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ đã làm anh ngỡ ngàng, xúc động, tưởng như mình đang trong một giấc mơ vói những cảm giác êm ái, dịu dàng, lâng lâng khó tả. Lần thứ hai là hình ảnh Bác hiện lên tuyệt đẹp. Trong trạng thái ấy, anh đội viên thấy Bác hiện lên lớn lao mà gần gũi, lung linh và ấm áp. Đây là cảm giác thực trong lòng người chiến sĩ khi anh được đón nhận tình cảm trìu mến, yêu thương của Bác. Nghệ thuật so sánh này thể hiện được nỗi xúc động sâu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ vì được Bác ở bên che chở.
3. Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm được nhà thơ miêu tả trên những phương diện:
– Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
– Dáng vẻ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
– Hành động, cử chỉ, lời nói: như con chim chích, huýt sáo vang, cười híp mí, Cháu đi liên lạc /Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá / Thích hơn ở nhà.
Các chi tiết miêu tả này gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc Lượm như một chiến sĩ thực thụ. Đó là một chiến sĩ cách mạng nhở tuổi rất hiếu động, nhanh nhẹn, tình nghịch, hồn nhiên, yêu đời, tự nhiên, chân thật và rất say mê công việc.
Tuy không thể hiện trực tiếp bằng lòi nhưng qua cách miêu tả, cách xưng hô (chú – cháu – đồng chí) của hai nhân vật, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình cảm của nhà thơ (người kể chuyện) vói nhân vật. Đó là một tình cảm thân thiết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau, vừa là tình người nhà vừa là tình đồng chí.
4. Bài thơ Lượm có một câu thơ được cấu tạo rất đặc biệt: Ra thế/Lượm ơi!…. Đây là câu thơ bốn chữ được ngắt thành hai dòng. Cách ngắt dòng này cùng với dấu chấm than, dấu chấm lửng ở cuối câu thơ giống như một tiếng nấc, tiếng khóc nghẹn ngào. Đó là tiếng nấc, tiếng khóc không cất lên thành lòi được, nó thể hiện được nỗi đau tột cùng của nhà thơ trước sự hi sinh của Lượm, cấu tạo câu thơ như vậy chi phối cách đọc. Nó làm cho người đọc phải ngừng nghỉ khi đọc, để cùng cảm nhận, chia sẻ nỗi đau đớn mất mát trước sự hi sinh của chú bé liên lạc nhỏ tuổi.
5. Mặc dù biết Lượm đã anh dũng hi sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng người kể chụyện vẫn thốt lên: Lượm ơi, còn không?. Lòi thốt này là một câu hỏi đầy đau xót. Câu hỏi diễn tả rất thành công cái tâm trạng ngỡ ngàng của người kể chuyện. Dường như người kể chuyện vẫn chưa tin vào sự thật phũ phàng, đau xót là Lượm đã hi sinh.
Hình ảnh Lượm ở đoạn đầu bài thơ được lặp lại ở đoạn cuối bài thơ khẳng định sự bất tử củâ Lượm: chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đòi, hăng say công tác, rất đáng yêu vẫn còn sống mãi trong lòng người kể chuyện và người đọc; sống mãi với quê hương, đất nước.
6. Cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa miêu tả qua những hình ảnh như sau:
– Trước cơn mưa: mối bay ra (mối trẻ bay cao, mối già bay thấp), gà con rối rít tìm noi ẩn nấp, bầu trời bao phủ mây đen, gió thổi tung bay-lá mía, kiến bò, gió thổi lá khô, bụi bay, cỏ gà rung tai, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa, chóp, sấm, tàu dừa đu đưa trong gió, ngọn mùng tơi nhảy múa…
– Trong cơn mưa: âm thanh ù ù như xay lúa, tiếng mưa rơi lộp bộp, đất trời trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy, chó sủa, cây lá hả hê.
Nói cách miêu tả của nhà thơ ở đây chính xác là bởi vì Trần Đăng Khoa đã nói rất đúng những cảnh tượng thiên nhiên của cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn nói độc đáo là bởi nhà thơ đã nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên làm cho cơn mưa hiện lên rất sinh động. Với trí tưởng tượng độc đáo của trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã tưởng tượng cơn mưa rào là một trận chiến dữ dội vói khí thế mạnh mẽ, khẩn trương: “ông trời – Mặc áo giáp đen” là cảnh mây đen che phủ bầu trời giống như lớp áo giáp của vị dũng tướng khổng lồ, “Muôn nghìn cây mía” với lá dài nhọn, sắc quay cuồng trong gió giống như những lưỡi gươm, đàn kiến từng đàn nối đuôi nhau đi một cách rất kỉ luật giống như những đoàn quân đang hành quân khẩn trương ra mặt trận…
7. Hình ảnh người bố xuất hiện ở cuối bài thơ Mưa khi đi cày về: đội sấm, đội chóp, đội mưa… là hình ảnh con người hiện lên với một tư thế, dáng vẻ rất lớn lao, vững vàng trước thiên nhiên dữ dội. Con người ở đây mang tầm vóc và sức mạnh sánh ngang vói thiên nhiên, vũ trụ.
1.Thời gian
-Đầu thế kỷ XX đến nay
2.Nội dung
-Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng và lòng căm thù giặc
-Bác Hồ là hình tượng trung tâm trong thơ ca kháng chiến
-Thể hiện tình yêu quê hương,đất nước
3.Nghệ thuật
-Sử dụng thể thơ lục bát,thể thơ 4 chữ,5 chữ
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ,từ lãy,hình ảnh sinh động,giàu nhịp điệu
-Ngôn ngữ giản dị,dễ hiểu