Tìm hiểu đặc điểm về miền hút của rễ các loại cây sống trong nước, cách hút nước của các loại cây đó. MÌnh cần gấp mai thi học kì 1 rồi

Tìm hiểu đặc điểm về miền hút của rễ các loại cây sống trong nước, cách hút nước của các loại cây đó.
MÌnh cần gấp mai thi học kì 1 rồi

0 bình luận về “Tìm hiểu đặc điểm về miền hút của rễ các loại cây sống trong nước, cách hút nước của các loại cây đó. MÌnh cần gấp mai thi học kì 1 rồi”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Rễ cây là cơ quan hút nước của thực vật trên cạn

    – Cấu tạo rễ cây:

     

    Hình ảnh cấu tạo rễ cây

    – Con đường hấp thụ nước ở rễ

    Hình ảnh mô tả quá trình hấp thụ nước (hút nước) ở rễ cây

    Cây hút nước qua 3 giai đoạn kế tiếp:

    + Giai đoạn nước từ đất vào lông hút:

    + Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.

    + Giai đoạn nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân

    – Cơ  chế bảo đảm sự vận chuyển nước ở thân.

    Quá trình vận chuyển nước ở thân thực hiện được do sự phối hợp giữa:

    – Thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút, hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.

    – Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá và giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp.

    – Hai con đường thoát hơi nước: qua cutin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò chủ yếu.

    – Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.

    – Các tác nhân  ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió vá các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

    – Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.

    2. Cơ chế hút dinh dưỡng qua đường rễ của thực vật:

    – Rễ cây chỉ hút muối khoáng hoà tan trong nước.

    – Rễ hút chất khoáng theo 2 cơ chế

    2.1. Cơ chế hút dinh dưỡng thụ động của cây trồng:

    – Rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các cơ chế ít nhiều mang tính thụ động dựa trên quá trình khuyếch tán và thẩm thấu, quá trình hút bám trao đổi, quá trình phân phối theo cân bằng Donnan…

    – Cơ chế hút khoáng thụ động này không có tình chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây, các chất khoáng đi vào rễ nhờ sự chênh lệch nồng độ các ion trong rễ và ngoài môi trường.

    2.2. Cơ chế hút dinh dưỡng chủ động của cây trồng:

    Sự hút chủ động các nguyên tố khoáng bởi hệ rễ liên quan đến quá trình trao đổi chất của tế bào.

    – Mối tương quan giữa quá trình hút khoáng và hô hấp: Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng khi hút ion nitrat có kèm theo sự thải CO2 và các sản phẩm cuối của hô hấp (Các ion H+, HCO3-) đã đảm bảo sự trao đổi liên tục một lượng tương đương các anion và cation của môi trường ngoài. Nhiều nghiên cứu khác đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cường độ hô hấp và quá trình hút khoáng và đi đến kết luận: Hô hấp là điều kiện cần thiết cho sự hút chất dinh dưỡng bởi hệ rễ.

    – Thuyết chất mang: giải thích cơ chế hút chủ động các nguyên tố khoáng có liên quan trực tiếp đến sự trao đổi chất của tế bào hút. Thuyết chất mang dựa trên quan niệm về sự có mặt trên bề mặt chất nguyên sinh, một màng không thấm đối với các ion tự do và không cho các ion đã xâm nhập vào tế bào tự khuyếch tán tra ngoài. Trên bề mặt của màng chất nguyên sinh trong quá trình trao đổi chất hình thành nên những chất không chỉ có khả năng tương tác với các nguyên tố khoáng của môi trường ngoài mà còn vận chuyển chúng qua màng như phức hệ ion – chất mang, sau khi xâm nhập qua màng, phức hệ ấy được phân giải. Ion giải phóng tham gia tương tác với các phân tử của chất nguyên sinh, còn chất mang lại quay trở lại bề mặt màng và lại thực hiện tiếp tục vận chuyển các nguyên tố khoáng.

    Theo quan niệm này, chất mang là phương tiện vận chuyển, nhờ đó mà ion chui qua được màng ngăn cách giữa môi trường trong và ngoài, còn các ion tự do thì không vượt qua được.

     

    Bình luận

Viết một bình luận