Tìm hiểu thân thế sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến ???????? Giúp mik ik mọi người , nhờ mấy anh chị mod ạ Chép mạng = báo cáo

Tìm hiểu thân thế sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến ????????
Giúp mik ik mọi người , nhờ mấy anh chị mod ạ
Chép mạng = báo cáo

0 bình luận về “Tìm hiểu thân thế sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến ???????? Giúp mik ik mọi người , nhờ mấy anh chị mod ạ Chép mạng = báo cáo”

  1. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Với truyền thống yêu nước của gia đình, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng và tham gia thành lập chi hội Việt Nam cách mạng.

    Cuộc đời cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được thể hiện như sau:

    Năm 1929, chi bộ Ðông Dương Cộng sản đảng tỉnh Hà Nam được thành lập, Nguyễn Hữu Tiến là đảng viên của chi bộ này. Tháng 9-1930, hội nghị Ðảng của tỉnh Hà Nam họp ở Lũng Xuyên, Nguyễn Hữu Tiến được bầu làm Ủy viên BCH lâm thời, sau đó là Ủy viên chính thức, rồi lại được bầu làm Phó Bí thư Ðảng bộ tỉnh. Tháng 4-1931, Nguyễn Hữu Tiến lên Hà Nội họp để bầu Xứ ủy Bắc kỳ thì bị địch bắt. Ông bị chúng giam ở Hà Nội, Sơn La, đến ngày 5-12-1933, địch đày Nguyễn Hữu Tiến ra Côn Ðảo, giam ở banh 1. Tại đây ông được tổ chức bố trí cho vượt biển, lần thứ nhất không thành, lần thứ hai vào đêm 30-4-1935, ông đã vượt ngục thành công, về tới đất liền và tiếp tục hoạt động cách mạng ở vùng Hậu Giang, Mỹ Tho, Sài Gòn – Gia Ðịnh…

    Trong những năm 1936 – 1940 Nguyễn Hữu Tiến hoạt động cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Ðăng Lưu, Tạ Uyên… Ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ phụ trách công tác tuyên truyền. Tại đây, ngoài việc in ấn truyền đơn cho cuộc khởi nghĩa, ông còn tập trung vẽ hình mẫu lá cờ đỏ sao vàng để đến gần ngày khởi nghĩa, Xứ ủy Nam kỳ đã quyết định dùng lá cờ này cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nhưng Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bị địch dìm trong biển máu, hàng trăm cán bộ lãnh đạo và quần chúng yêu nước bị địch bắt tù đày, xử bắn hoặc bị thủ tiêu.

    6 giờ sáng ngày 28-8-1941, địch đưa đến trường bắn gần bệnh viện huyện bốn người là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập và Nguyễn Hữu Tiến. Khi bị dẫn vào cột bắn Nguyễn Hữu Tiến đã yếu lắm rồi vì trước đó chúng tra tấn ông rất dã man. Ở các trường bắn khác, hàng chục chiến sĩ cách mạng cũng đã anh dũng hy sinh. Sau đó, địch cho chở xác các đồng chí đi chôn cất ở một nơi bí mật.

    Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của lá quốc kỳ Việt Nam: đồng chí cùng với các đồng chí khác trong Xứ ủy chỉ đạo và tổ chức thiết kế lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.

    Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là tấm gương đạo đức sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, là biểu tượng của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, kiên trung, bất khuất.

    Bình luận
  2.  Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến- tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam là một chiến sĩ ưu tú của nước ta. Ông sinh năm 1901 và mất năm 1941 ở Hà Nam. Khi mới năm 22 tuổi, ông đã tham gia vào phong trào yêu nước. Năm 1929, ông gia nhập vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Một năm sau đó(1930) ông cùng với các đồng chí là Trần Tử Yến và Vũ Văn Uyển thành lập Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hoạt động được một thời gian ngắn ông đã bị địch bắt tại Hà Nội. Chúng tra tấn ông rất dã man, sau nhiều năm trong tù cuối cùng ông cùng với 6 đồng chí khác cùng nhau vượt ngục trở về đất liền. Năm 1940, ông được giao nhiệm vụ thiết kế lá cờ Việt Nam để cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. La cờ do ông vẽ được in lên báo Tiến Lên, sau đó ông tự mình sáng tác 1 bài thơ:

    Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc
    Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
    Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết
    Dưới giày đinh đế quốc sài lang!
    Hỡi những ai máu đỏ da vàng
    Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
    Nền cờ thắm máu đào vì nước
    Sao vàng tươi da của giống nòi
    Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
    Hỡi sỹ, nông, công, thương, binh
    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
    Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
    Quyết đánh tan phát xít Nhật – Tây
    Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này
    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…

    để kêu gọi nhân dân đoàn kết cùng nhau chiến đấu. Nhưng không được bao lâu, năm 1941 ông bị bắt và xử bắn vào ngày 26-8-1941 cùng với nhiều đồng chí khác. Tuy ông chỉ sống trọn vẹn 40 tuổi nhưng ông đã coongd hiến hết mình cho cách mạng của Tổ quốc.

    Bình luận

Viết một bình luận