Tìm hiểu tiểu sử nữ tướng Nguyễn Thị Định( khoảng 10-15 dòng )
0 bình luận về “Tìm hiểu tiểu sử nữ tướng Nguyễn Thị Định( khoảng 10-15 dòng )”
Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, Huyện Giồng Trôm,tỉnh Bến Tre. Nữ tướng tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi và chỉ 2 năm sau đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, khi mới sinh con được 3 ngày thì bà và chồng mình đều bị địch bắt, bản thân bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước), phải gửi con trai về nhờ gia đình nuôi. Trong 3 năm sống trong sự hà khắc của nhà lao, bà vẫn nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất của người cách mạng. Bị giam cầm đến năm 1943 thì bà lâm bệnh nặng, kẻ địch buộc phải thả bà về quản thúc tại địa phương. Trong khi sức khỏe chưa hồi phục thì bà hay tin chồng hy sinh ngoài Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong thời gian này, bà đã liên lạc được với tổ chức đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh Bến Tre và trực tiếp tham gia giành chính quyền ở TX.Bến Tre (nay là TP.Bến Tre) trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920[1][2] – 26 tháng 8 năm 1992), còn được gọi là Madame Nguyễn Thị Định, Ba Định (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận[3]), là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam [4]. Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh [5]. Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI. Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII.
Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, Huyện Giồng Trôm,tỉnh Bến Tre. Nữ tướng tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi và chỉ 2 năm sau đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, khi mới sinh con được 3 ngày thì bà và chồng mình đều bị địch bắt, bản thân bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước), phải gửi con trai về nhờ gia đình nuôi. Trong 3 năm sống trong sự hà khắc của nhà lao, bà vẫn nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất của người cách mạng. Bị giam cầm đến năm 1943 thì bà lâm bệnh nặng, kẻ địch buộc phải thả bà về quản thúc tại địa phương. Trong khi sức khỏe chưa hồi phục thì bà hay tin chồng hy sinh ngoài Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong thời gian này, bà đã liên lạc được với tổ chức đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh Bến Tre và trực tiếp tham gia giành chính quyền ở TX.Bến Tre (nay là TP.Bến Tre) trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920[1][2] – 26 tháng 8 năm 1992), còn được gọi là Madame Nguyễn Thị Định, Ba Định (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận[3]), là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam [4]. Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh [5]. Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI. Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII.
chúc bạn học tốt