Tìm hiểu tư liệu về thời Lê Sơ??? Helppp me

Tìm hiểu tư liệu về thời Lê Sơ???
Helppp me

0 bình luận về “Tìm hiểu tư liệu về thời Lê Sơ??? Helppp me”

  1. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Thắng

      Lê Lợi lên ngôi hoàng đế quốc hiệu Đại Việt niên hiệu là Lê Thái tổ 

    Các cấp chính quyền

     đứng đầu là vua mua giúp cho vua là các đại thần

    ở triều đình có 6 bộ :lại họ lễ binh hình công

    Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn như: Hàn lâm viện ,Quốc sư viện ,ngự sử  Đài,   

    Thời vua vua Lê Thái tổ, Lê Thái tông cả nước chia thành 5 đạo

    nhưng thời Lê thánh tông chia làm  12  _dưới đạo là phủ Châu huyện và xã

    Tổ chức quân đội

    quân chia làm hai bộ phận

    _ quân triều đình

    _quân địa phương

     ..tổ chức theo chế độ” ngụ binh ư nông”           quân gồm có bộ binh, Thủy binh ,kỵ binh, tượng binh

     vũ khí có đao, kiếm, giáo ,mác ,cung tên,   hoả đồng ,  hoả  pháo  

    Luật pháp cho  thi hành bộ luật quốc Triều hình luật luật Hồng Đức

    Nội dung

    bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc

     bảo vệ quyền lợi của địa chủ phong kiến quan lại ,chủ quyền quốc gia

    Kinh tế xã hội

    Nông nghiệp :20 năm thống trị của giặc Minh làm cho nước ta lâm vào tình trạng _xóm làng điêu tàn

     -ruộng đồng bỏ hoang

    _nhân dân cực khổ

    _nhiều người phải  phiêu tán

    biện pháp

    nhà Lê cho lính về quê làm ruộng

    kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng

    Thi hành chính sách quân điền

    cấm giết trâu bò và cấm bắt dân đi phu khi đang trong mùa cấy gặt

    Kết quả

    nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng

    thủ công thương nghiệp

    nhiều làng thổ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời

    Các xưởng thủ công do nhà Lý nhà nước quản lý gọi là cục bách tác  chuyên sản xuất đồ dùng cho vua ,vũ khí ,đúctiền

    Khuyến khích họp và lập chợ mới

      Buôn bán với nước ngoài ngoài khá phát triển

    xã hội

    đa số nông dân chiếm phần đông sống ở nông thôn họ có ít hoặc không có ruộng  đất

     không có ruộng đất phải cày thuê cho địa chủ quan lại

     thương nhân thợ thủ công ngày càng đông

     nô tỳ số lượng giảm dần

    cuộc sống ổn định dân số ngày càng tăng nhiều lần xã mới được thành lập

    nước ta thời bấy giờ là nước cường thịnh nhất Đông Nam á thời bấy giờ 

    Văn hóa giáo dục

    Cho những loại trường Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long

    Đao phủ đều có tiền công trường công

    Hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại

    đa số dân đều có thể đi học

    Nội dung học tập thi cử đều là sách của đạo nho 

    Văn học khoa học nghệ thuật

    Văn học chữ Hán chiếm ưu thế chữ nôm chiếm vị trí quan trọng

    Văn thơ có nội dung yêu nước sâu sắc

    Tác phẩm nổi tiếng

    sử học :Đại Việt sử Ký Toàn Thư

    Địa Lý :Hồng Đức bản đồ dư địa Chí

    Y học :bản thảo thực vật toát yếu

    Toán học :Đại Thành toán Pháp

    Nghệ thuật sân khấu và múa ca chèo tuồng 

    Nghệ thuật điêu khắc có phong cách khối  đồ số kỹ thuật điêu luyện

     sự suy yếu

    Từ đầu thế kỷ 16 quan ăn chơi xa xỉ nội bộ chia bè kéo cánh mất đoàn kết tranh giành quyền lực với nhau

     Triều Lê Uy Mục  quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực giết hại công thần nhà Lê

    lợi dụng triều đình rối loạn quan lại địa phương tại quần thể ức hiếp dân coi dân như cỏ rác

     từ năm 1511 các cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhiều nơi trong nước tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa trần Cảo 

    Kết quả các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt và thất bại nhưng đã làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ 

    Sau đó sau đó diễn ra nhiều cuộc chiến tranh nam-bắc Triều của chúa Trịnh và chúa Nguyễn

    Bình luận
  2. Sau ngày “Bình Ngô đại cáo”, kỉ nguyên mới của nước Đại Việt bắt đầu. Sử gọi 100 năm giai đoạn từ sau 1428 trở đi đến năm 1527 là thời Lê sơ. có thể chia thời Lê sơ thành 3 giai đoạn:

    Giai đoạn thứ nhất : 1428 – 1459, với 4 triều vua: Lê Thái Tổ (1428 – 1433), Lê Thái Tông (1434 – 1442), Lê Nhân Tông (1453 – 1459), Lê Nghi Dân (1459).

    Lê Lợi – Thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Lam Sơn cũng là vị vua đầu tiên mở đầu triều đại Lê Sơ đã nhanh chóng triển khai công việc quản lý đất nước thời hậu chiến, khắc phục hậu quả chiến tranh.

    Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Thái tử Nguyên Long lên nối ngôi (vua Lê Thái Tông). Đại Tư đồ Lê Sát, Tư khấu đô Tổng quản Lê Ngân phụ chính. Với thời gian, lần lượt Lê Sát rồi Lê Ngân đều “mắc tội chuyên quyền” “làm trái đạo”… rồi bị tội chết. Lê Thái Tông trực tiếp nắm quyền.

    Năm 1442, Lê Thái Tông mất, Thái Tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi (Vua Lê Nhân Tông). Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. Triều đình Lê tiếp tục cảnh lục đục, rối loạn. Nhiều công thần bị giết. Đám quan triều tham ô, hối lộ… 11 năm sau (1453), Nhân Tông nắm quyền lực, cố gắng vãn hồi tình hình thì lại xảy ra cuộc chính biến năm 1459 do Lê Nghi Dân cầm đầu. Mẹ con vua Lê Nhân Tông bị giết. Lê Nghi Dân tự lập làm vua. Tám tháng sau, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… các công thần, tướng lĩnh thời Lam Sơn nổi binh phế truất Nghi Dân, đưa hoàng đế Lê Tư Thành 14 tuổi lên ngôi.

    Giai đoạn thứ hai: Từ khi Lê Tư Thành lên ngôi (tức Lê Thánh Tông: 1460 – 1497) rồi Lê Hiến Tông (1498 – 1504).

    Triều Lê Thái Tông liên tục tiến hành hàng loạt công việc cải tổ, củng cố bộ máy hành chính quốc gia. Nhiều công việc được tiến hành dưới triều đại của Lê Thánh Tông, đã ghi vào lịch sử dân tộc kèm với chữ Hồng Đức – niên hiệu thứ hai và lâu nhất của triều vua này 1470 – 1497 như đê Hồng Đức, bản đồ Hồng Đức, giáo dục Hồng Đức, luật Hồng Đức, quan chế Hồng Đức, thơ văn Hồng Đức,… Chiếm hơn 1/3 thời gian thời kỳ Lê sơ (38/100 năm), giai đoạn trị vì của Lê Thành Tông được coi là thịnh trị nhất không chỉ của thời Lê sơ mà còn có vị trí nổi bật về xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam.

    Giai đoạn thứ ba: 1504 – 1527, là giai đoạn suy yếu của triều đình Lê sơ. Chỉ gần một phần tư thế kỉ của tình trạng tranh quyền đoạt lợi giữa các phe cánh (giữa an hem trong hoàng tộc, giữa hoàng tộc và ngoại thích…) đã lần lượt ném lên ngai vàng những “vua quỷ” (Lê Uy Mục – 1505 – 1509), “ vua lợn” (Lê Tương Dực 1510 – 1516), Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng… Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ Cung Hoàng, khai tử triều Lê sơ, lập nhà Mạc.

                                                           (mik chỉ bt thế thôi)

    Bình luận

Viết một bình luận