Tìm hiểu về các tổng bí thư: Trần Phú, Lê Hồng Phong,Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập
P/s: mình xin cảm ơn ạ ^^
0 bình luận về “Tìm hiểu về các tổng bí thư: Trần Phú, Lê Hồng Phong,Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập P/s: mình xin cảm ơn ạ ^^”
1> Trần Phú:
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 tại phủ Tuy An tỉnh Phú Yên, quê quán huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Ông lớn lên trong một gia đình trí thức, sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1925, ông cùng một số người Việt Nam yêu nước sáng lập ra tổ chức cách mạng ( Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam cách mạng Đảng).
Năm 1927, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử đi học ở trường Đại học quốc tế Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4-1930, ông về nước và được bổ sung vào BCHTW lâm thời của ĐCSVN. Tháng 10-1930, ông chủ trì Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) và đề ra Luận cương chính trị của Đảng. Tại Hội nghị này, ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 4-1931, ông bị thực dân Pháp bắt, chúng tra tấn ông rất dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ngày 6-9-1931, ông đã hy sinh với câu nói bất hủ “ Hãy giữ vững chí khí chiến đấu ”.
Trần Phú là vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Ông được coi là người tạo cơ sở cho việc thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh sau này. Ông là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cách mạng phi thường cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận: “ Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng ”.
2>
1902 : sinh tại làng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
1924 : Cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan, rồi Trung Quốc để làm Cách mạng. Vào nhóm Tâm Tâm Xã, rồi Cộng sản Ðoàn.
Ði học Trường Quân Sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Học trường Không Quân ở Lêningrad (Liên Xô)
1931 : Liên lạc với Cách mạng trong nước, củng cố cơ sở Ðảng.
1936 : Triệu tập Hội Nghị Trung ương tại Hóc Môn thành lập “Mặt trận dân chủ Ðông dương” – Ðại diện cho Quốc tế Cộng sản.
1937 : Ðại diện cho Trung ương Ðảng về Sài Gòn – Chợ Lớn lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước
1938 : Bị địch bắt giam 10 tháng, bị cực hình tra tấn
1939 : Bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Ðảo, bị tra tấn dã man, bị lao động khổ sai
1942 : Sức kiệt, bị bệnh hiểm nghèo, ông đã chết trong tù, câu nói cuối cùng của ông là:
“Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Ðảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của Cách Mạng”.
3> Nguyễn Văn Cừ:
Năm 1930, đồng chí Nguyễn Văn Cừ thành lập chi bộ Đảng CSVN ở mỏ Mạo Khê, chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng ta ở Vùng mỏ Quảng Ninh và dưới sự lãnh đạo của đồng chí, các chi bộ Đảng như Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời.
Cùng với các đồng chí của mình: Tô Hiệu, Hạ Bá Cang, Đặng Xuân Khu… Nguyễn Văn Cừ đã tập trung khôi phục cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và thành công trong việc khôi phục Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Năm 1938, khi chưa đầy 26 tuổi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư trẻ nhất trong lịch sử Đảng ta.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ là người đi đầu trong việc đề cao tinh thần thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình nhằm nâng cao sức mạnh của Đảng thể hiện thông qua tác phẩm “Tự chỉ trích” (7/1939).
Năm 1940, thực dân Pháp bắt Nguyễn Văn Cừ và hành quyết đồng chí vào ngày 26/8/1941.
4> Hà Huy Tập:
Liệt sĩ cách mạng, quê làng Kim Nặc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là giáo viên của trường tiểu học Vinh, từ năm 1926 ông tham gia nhóm Phục Việt (sau đổi tên là Tân Việt). Vì tham gia truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh, ông bị cách chức. Năm 1927, ông vào Nam, dạy học ở An Nam học đường (tức trường Nguyễn Xích Hồng) tại Sài Gòn và cùng các đồng chí Nguyễn Đình Kiên, Đào Xuân Mai, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Khoa Hiền… hoạt động phát triển tổ chức đảng Tân Việt. Tháng 12-1928, ông cùng Phan Đăng Lưu, Lê Liên Vụ, Trần Ngọc Danh sang Quảng Châu, liên lạc với Tổng bộ Việt Minh Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Phan Đăng Lưu trở về nước, ông và Trần Ngọc Danh được giới thiệu sang học ở Liên Xô ở trường Đại học Phương Đông tại Mátxcơva với bí danh Suixkine.
Đến năm 1932, ông lên đường về nước, nhưng đến Pháp thì bị bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Ông tìm cách sang Trung Quốc. Từ 1934, ông cùng Lê Hồng Phong tham gia Ban chỉ huy hải ngoại Đảng. Năm 1935, ông có chân trong Ban chấp hành trung ương tại Thượng Hải. Vài năm sau ông về nước tích cực hoạt động.
Tháng 5-1938, ông bị bắt tại Sài Gòn rồi bị trục xuất về quê để quản thúc. Hai năm sau 1940, chúng lại đưa ông vào Sài Gòn để xử lại, tuyên án 5 năm tù vào ngày 25-10-1940. Đến ngày 25-3-1941 chúng lại tuyên án tử hình, đưa ông và Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến xử bắn tại Hóc Môn.
Hà Huy Tập là một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, lập công đầu trong công cuộc chống đế quốc.
Trần Phú là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) khi mới 26 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông sinh ngày1 tháng 5năm1904tạithành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân,huyện Tuy An, tỉnhPhú Yên), nguyên quán của ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyệnĐức Thọ, tỉnhHà Tĩnh.
Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗGiải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.
Năm 1908, khi đang làTri huyệnĐức Phổ(Quảng Ngãi), do không chịu được sự đè nén, áp bức, nhục mạ của công sứ Pháp Dodey Besra và bất lực trước tình cảnh nhân dân đói khổ, lầm than, cha ông đã thắt cổ tuẫn tiết tại công đường. Do nghèo khổ và buồn phiền, 2 năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời.
Ông cùng với người em út lưu lạc từ Quảng Ngãi đến tỉnhQuảng Trị, về sau được một người dì ruột là cung nương Hoàng Thị Khương mang về giao cho con trai mình là Thái Thường Tự Khanh Phạm Hoàng San và vợ là Phan Thị Yến nuôi cho ăn học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba rồi Trường Quốc học Huế. Tại Trường Quốc học Huế, ông được theo học cụVõ Liêm Sơnmột nhà giáo yêu nước. Năm1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ) lúc 18 tuổi, rồi về dạy học tại Trường Tiểu học Pháp – ViệtCao Xuân DụcởVinh(Nghệ An).
Thời gian dạy học ở Vinh, vốn có ảnh hưởng tinh thần dân tộc của cha, ông có những tiếp xúc đầu tiên vớiChủ nghĩa Cộng sản. Năm1925, ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn,Tôn Quang Phiệt… thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi raViệt Nam Cách mạng Đảng.
Năm1926, với bí danhLý Quý, ông đại diệnViệt Nam Cách mạng ĐảngsangQuảng Châu(Trung Quốc) bàn việc hợp nhất vớiViệt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại Quảng Châu, ông tham gia một số lớp huấn luyện về lý luận và chính trị, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng.
Do những hoạt động tích cực của mình, một thời gian sau, ông bị lộ, được tổ chức bố trí sang Quảng Châu để hoạt động với bí danhLý Viết Hoa. Mùa xuân năm 1927, ông được Nguyễn Ái Quốc cử sang học tại trườngĐại học Đông Phương(Liên Xô) với bí danhLikvey . Tại đây, chi bộ những người Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được chỉ định làm bí thư chi bộ này.[3]
Một năm sau đó, năm1928, ông là đại biểu dự Đại hội VIQuốc tế Cộng sản. Khi đó, tại quê nhà, ngày11 tháng 10năm1929, ông bị tòa án Nam triều ởNghệ Anxử án vắng mặt cùng với một số đồng chí của mình.
Tháng 4 năm1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7), sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương. Ông được giao soạn thảoLuận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ởĐông Dương.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhấtBan Chấp hành Trung ương Đảnghọp ởHương Cảng(Trung Quốc) đã thông qua bảnLuận cương Chính trịvà bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Tháng 3 năm1931, với bí danhAnh Năm, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tạiSài Gònbàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp. Hội nghị khẳng định: “Đảng [Cộng sản Việt Nam] là đảng tiền phong của giai cấp vô sản, Đảng chiến đấu cho lợi ích sống còn của dân tộc, cho quyền lợi các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, nhưng không phải là đảng của Công Nông. Kiên quyết chống tả khuynh, chống hữu khuynh“. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về“Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp của Đảng phải giải quyết”[4]. Đây được xem là tiền đề để hình thànhĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhvề sau này. Theo Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến” (Hochiminh: The missing years), mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với Hồ Chí Minh lúc đó đã xuống dốc rất nhiều. Hồ Chí Minh lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia
Lê Hồng Phong tên khai sinh là Lê Huy Doãn(1902–1942) là một nhà hoạt động cách mạngViệt Nam. Ông là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu
Ông tên thật làLê Huy Doãn[2], sinh ngày6 tháng 9năm1902[3]trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổngThông Lạng, nay là xãHưng Thông, huyệnHưng Nguyên, tỉnhNghệ An. Từ nhỏ cuộc sống ông đã bập bênh nhiều khó khăn.[2]Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau.[1]
Mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhiên nhờ sự tảo tần của người mẹ, ông vẫn được cho theo học chữ Hán tại làng, được thầy học cải tên thànhLê Văn Duyện. Sau đó, ông được cho học tiếp thêm khoảng 2 năm tiếng Pháp. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo, năm 16 tuổi,[2]ông xin đi làm công cho một hãng buôn ởVinhđể có thêm tiền sinh kế cho gia đình. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm công nhân nhà máydiêmBến Thủyvà bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp
Hà Huy Tập (1906–1941) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông được ghi nhận là Tổng Bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông sinh ngày24 tháng 4năm 1906 (1902 – Bách Khoa toàn thư Việt nam) ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyệnCẩm Xuyên, tỉnhHà Tĩnh. Nguyên tên lúc nhỏ của ông làHà Huy Khiêm, còn gọi làBa, là con thứ hai trong gia đình 5 anh em.
Được dạy bởi cha từ nhỏ, và cha ông vốn từng đỗ Cử nhân Nho học nhưng không ra làm quan mà ở lại quê nhà dạy học và bốc thuốc. Ngoài căn bản Nho học được truyền thụ từ cha, ông còn theo học bậc Tiểu học tại Thị xã Hà Tĩnh. Sau khi học hết bậc Tiểu học, năm1919, ông thi vào trườngQuốc học Huế. Năm1923, ông tốt nghiệp Diplôme hạng ưu, được phân về dạy tại trường Tiểu học Nha Trang (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi) cho đến năm 1926
Chịu ảnh hưởng của cha, thời gian làm giáo viên tiểu học, ngoài việc dạy học cho lớp trẻ, ông còn dạy chữ cho công nhân và dân nghèo. Ông còn trích tiền lương của mình để mua sách vở cho các học sinh nghèo của mình. Hoạt động của ông được một số trí thức trẻ khác tán đồng và giới thiệu ông tham gia vào một tổ chức chính trị có tên làHội Phục Việtmà về sau hình thành nênTân Việt Cách mạng Đảng.
Tiêu chí“Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái…”củaTân Việt Cách mạng Đảngrõ ràng là chống lại chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Vì vậy, giữa năm 1926, ông bị chính quyền thực dân sa thải và trục xuất khỏiNha Trang. Tháng 8 năm 1926, ông tìm được công việc dạy học ở trường tiểu họcCao Xuân Dục(Vinh,Nghệ An). Tháng 3 năm1927, ông chuyển vàoSài Gònhoạt động, kiếm sống và dạy học ở An Nam học đường tức trường Nguyễn Xích Hồng. Ở đâu, ông cũng chú ý đến việc dạy học cho dân lao động nghèo, qua đó tuyên truyền tinh thần yêu nước và cách mạng giành độc lập.
Chính vì những hoạt động đó, tháng 1 năm1928, ông lại bị sa thải khỏi An Nam học đường. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục công việc dạy học và tuyên truyền cách mạng từBà Rịa,Biên Hòa, đếnSài Gòn,Gia Định.
Tháng 7 năm 1928, ông ra Bắc, được giao nhiệm vụ liên lạc vớiHội Việt Nam Cách mạng Thanh niênngõ hầu tìm cách thống nhất tất cả các tổ chức chống thực dân Pháp vào một tổ chức hành động chung. Tháng 12 năm 1928, ông được cử sangQuảng Châu(Trung Quốc) để tham gia một khóa huấn luyện củaHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ấn tượng mạnh với tư tưởng củaNguyễn Ái Quốcvà tác phẩmĐường Kách Mệnh, từ đó ông tích cực hoạt động trongViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Ngày19 tháng 7năm1929, ông sangLiên Xô, họctrường Đại học Lao động Cộng sản Phương ĐôngcủaQuốc tế Cộng sảnởMoskvavới bí danh làXi-nhi-trơ-kin(Синичкин). Cuối năm 1929, ông được kết nạp vàoĐảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Trong thời gian này ông đã soạn thảo“Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương”và“Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương”.
Tháng 4 năm 1934, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường đi ông bịPhápbắt và sau đó mới ông bị trục xuất sangBỉ, sau đó trở về Trung Quốc, đượcQuốc tế Cộng sảnchỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại củaĐảng Cộng sản Đông Dương, doLê Hồng Phonglà Bí thư. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm cóLê Hồng Phong, ‘Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức.
Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức của Hội nghị quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương:
– Ban Chỉ huy hải ngoại gồm 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định và 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định). Ban chỉ huy hải ngoại bầu Ban Thường vụ và thư ký của Ban. Thời hạn tồn tại của Ban Chỉ huy hải ngoại do Quốc tế Cộng sản quy định. Các hội nghị toàn thể của Ban Chỉ huy hải ngoại được triệu tập ít nhất ba tháng một lần.
– Ban Chỉ huy hải ngoại là đại diện của Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em.
– Ban Chỉ huy hải ngoại chỉ đạo đường lối chính trị chung của Trung ương Đảng. Ban có quyền cử đại biểu để tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của các cấp ủy đảng trong nước.
– Những nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương phải được bàn bạc nhất trí với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không đồng ý với Ban Chỉ huy hải ngoại, Trung ương có quyền khiếu nại nghị quyết lên Quốc tế Cộng sản. Trước khi Quốc tế Cộng sản quyết định vấn đề tranh cãi thì Trung ương có nhiệm vụ phải thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ huy hải ngoại.
– Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các Xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy hải ngoại có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước…
Tháng 3 năm1935, tại Đại hội I của Đảng ởMa Cao,Lê Hồng Phongđược bầu làm Tổng Bí thư. Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại. Đến tháng 7 năm1936, Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương cử ông về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 26 tháng 7.Ông trực tiếp chỉ đạo các báoL’Avant garde(Tiền phong) (1937),Dân chúng(1938) của Đảng dưới danh nghĩa “cơ quan lao động và dân chúng” ở Nam Kỳ.
Từ3 tháng 9đến5 tháng 9năm1937, Hội nghị Trung ương họp ở Bà Điểm,Gia Định, ông báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của đảng từ sau Đại hội I đến năm 1937. Ngày30 tháng 3năm 1938, ông cùng người tiền nhiệmLê Hồng Phongchủ trì Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Bà Điểm. Tại hội nghị này, ông thôi giữ chức Tổng bí thư, nhưng vẫn tham gia Thường vụ Trung ương Đảng. Người kế nhiệm ông làNguyễn Văn Cừ.
Ngày1 tháng 5năm1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏiNam Kỳvà bị đưa về quê chịu quản thúc. Đến ngày30 tháng 3năm1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử. Ngày25 tháng 10năm đó, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam. Tại phiên tòa này, ông và nhiều đồng chí mình đã được một luật sư trẻ làNguyễn Văn Huyền, người về sau này giữ chức Phó tổng thốngViệt Nam Cộng hòa, làm luật sư biện hộ.
Ngày25 tháng 3năm1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án tử hình vì“chịu trách nhiệm tinh thần về cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ”(cùng bị kết án tử hình với Hà Huy Tập còn cóNguyễn Văn Cừ,Võ Văn Tần,Nguyễn Thị Minh Khai). Trước tòa ông tuyên bố: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động”.
Ngày28 tháng 8năm 1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay làbệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn).Bức thư cuối cùng ông gửi cho gia đình viết“gia đình bạn hữu chớ xem tôi là chết mà phải buồn, trái lại xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn mà thôi”.
Nguyên văn bức thư: “Sài Gòn 2/5/41. Em rể thân yêu. Ngày 25/9/1940, tôi bị Tòa đại hình Sài Gòn xử 5 năm tù. Ngày 25/3/1941 tôi bị tòa án binh Sài Gòn tuyên án tử hình về tội “hoạt động Cộng sản” và “xúi giục phá hoại Quốc phòng”… Cương nhận được thơ này thì nhớ viết thơ khuyên mẹ chớ khóc lóc buồn rầu. Nếu tôi phải chết thì ở nhà không nên thờ cúng, điếu phúng, không cần tìm người lập tự, gia đình bạn hữu chớ xem tôi là người đã chết mà phải buồn, trái lại xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn… mà thôi!… Nếu tôi được khổ sai chung thân thì thường có thơ về thăm gia đình. Nếu chẳng may mà phải chết thì bức thơ này là thơ vĩnh biệt. Tôi chúc cho mỗi người trong gia đình và tất cả bạn hữu gần xa được hạnh phúc và khương minh“.
Ngày 22 tháng 11 năm 2009, hài cốt của ông được phát hiện tại khu vực Bến Tắm Ngựa thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 1 tháng 12 cùng năm, lễ viếng và truy điệu linh cữu ông được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều quan chức lãnh đạo của đảng và hàng trăm đoàn đại biểu từ các nơi đến chờ viếng. Sau đó, linh cữu ông được đưa về an táng tại huyệnCẩm Xuyên, tỉnhHà Tĩnh.
1> Trần Phú:
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 tại phủ Tuy An tỉnh Phú Yên, quê quán huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Ông lớn lên trong một gia đình trí thức, sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1925, ông cùng một số người Việt Nam yêu nước sáng lập ra tổ chức cách mạng ( Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam cách mạng Đảng).
Năm 1927, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử đi học ở trường Đại học quốc tế Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4-1930, ông về nước và được bổ sung vào BCHTW lâm thời của ĐCSVN. Tháng 10-1930, ông chủ trì Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) và đề ra Luận cương chính trị của Đảng. Tại Hội nghị này, ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 4-1931, ông bị thực dân Pháp bắt, chúng tra tấn ông rất dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ngày 6-9-1931, ông đã hy sinh với câu nói bất hủ “ Hãy giữ vững chí khí chiến đấu ”.
Trần Phú là vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Ông được coi là người tạo cơ sở cho việc thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh sau này. Ông là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cách mạng phi thường cho lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận: “ Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng ”.
2>
1902 : sinh tại làng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
1924 : Cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan, rồi Trung Quốc để làm Cách mạng. Vào nhóm Tâm Tâm Xã, rồi Cộng sản Ðoàn.
Ði học Trường Quân Sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Học trường Không Quân ở Lêningrad (Liên Xô)
1931 : Liên lạc với Cách mạng trong nước, củng cố cơ sở Ðảng.
1936 : Triệu tập Hội Nghị Trung ương tại Hóc Môn thành lập “Mặt trận dân chủ Ðông dương”
– Ðại diện cho Quốc tế Cộng sản.
1937 : Ðại diện cho Trung ương Ðảng về Sài Gòn – Chợ Lớn lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước
1938 : Bị địch bắt giam 10 tháng, bị cực hình tra tấn
1939 : Bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Ðảo, bị tra tấn dã man, bị lao động khổ sai
1942 : Sức kiệt, bị bệnh hiểm nghèo, ông đã chết trong tù, câu nói cuối cùng của ông là:
“Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Ðảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của Cách Mạng”.
3> Nguyễn Văn Cừ:
Năm 1930, đồng chí Nguyễn Văn Cừ thành lập chi bộ Đảng CSVN ở mỏ Mạo Khê, chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng ta ở Vùng mỏ Quảng Ninh và dưới sự lãnh đạo của đồng chí, các chi bộ Đảng như Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời.
Cùng với các đồng chí của mình: Tô Hiệu, Hạ Bá Cang, Đặng Xuân Khu… Nguyễn Văn Cừ đã tập trung khôi phục cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và thành công trong việc khôi phục Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Năm 1938, khi chưa đầy 26 tuổi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Bí thư trẻ nhất trong lịch sử Đảng ta.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ là người đi đầu trong việc đề cao tinh thần thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình nhằm nâng cao sức mạnh của Đảng thể hiện thông qua tác phẩm “Tự chỉ trích” (7/1939).
Năm 1940, thực dân Pháp bắt Nguyễn Văn Cừ và hành quyết đồng chí vào ngày 26/8/1941.
4> Hà Huy Tập:
Liệt sĩ cách mạng, quê làng Kim Nặc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là giáo viên của trường tiểu học Vinh, từ năm 1926 ông tham gia nhóm Phục Việt (sau đổi tên là Tân Việt). Vì tham gia truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh, ông bị cách chức. Năm 1927, ông vào Nam, dạy học ở An Nam học đường (tức trường Nguyễn Xích Hồng) tại Sài Gòn và cùng các đồng chí Nguyễn Đình Kiên, Đào Xuân Mai, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Khoa Hiền… hoạt động phát triển tổ chức đảng Tân Việt. Tháng 12-1928, ông cùng Phan Đăng Lưu, Lê Liên Vụ, Trần Ngọc Danh sang Quảng Châu, liên lạc với Tổng bộ Việt Minh Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Phan Đăng Lưu trở về nước, ông và Trần Ngọc Danh được giới thiệu sang học ở Liên Xô ở trường Đại học Phương Đông tại Mátxcơva với bí danh Suixkine.
Đến năm 1932, ông lên đường về nước, nhưng đến Pháp thì bị bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Ông tìm cách sang Trung Quốc. Từ 1934, ông cùng Lê Hồng Phong tham gia Ban chỉ huy hải ngoại Đảng. Năm 1935, ông có chân trong Ban chấp hành trung ương tại Thượng Hải. Vài năm sau ông về nước tích cực hoạt động.
Tháng 5-1938, ông bị bắt tại Sài Gòn rồi bị trục xuất về quê để quản thúc. Hai năm sau 1940, chúng lại đưa ông vào Sài Gòn để xử lại, tuyên án 5 năm tù vào ngày 25-10-1940. Đến ngày 25-3-1941 chúng lại tuyên án tử hình, đưa ông và Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến xử bắn tại Hóc Môn.
Hà Huy Tập là một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, lập công đầu trong công cuộc chống đế quốc.
Trần Phú là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) khi mới 26 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), nguyên quán của ông ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra ông tại đây. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.
Năm 1908, khi đang là Tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), do không chịu được sự đè nén, áp bức, nhục mạ của công sứ Pháp Dodey Besra và bất lực trước tình cảnh nhân dân đói khổ, lầm than, cha ông đã thắt cổ tuẫn tiết tại công đường. Do nghèo khổ và buồn phiền, 2 năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời.
Ông cùng với người em út lưu lạc từ Quảng Ngãi đến tỉnh Quảng Trị, về sau được một người dì ruột là cung nương Hoàng Thị Khương mang về giao cho con trai mình là Thái Thường Tự Khanh Phạm Hoàng San và vợ là Phan Thị Yến nuôi cho ăn học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba rồi Trường Quốc học Huế. Tại Trường Quốc học Huế, ông được theo học cụ Võ Liêm Sơn một nhà giáo yêu nước. Năm 1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ) lúc 18 tuổi, rồi về dạy học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).
Thời gian dạy học ở Vinh, vốn có ảnh hưởng tinh thần dân tộc của cha, ông có những tiếp xúc đầu tiên với Chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1925, ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt… thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi ra Việt Nam Cách mạng Đảng.
Năm 1926, với bí danh Lý Quý, ông đại diện Việt Nam Cách mạng Đảng sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại Quảng Châu, ông tham gia một số lớp huấn luyện về lý luận và chính trị, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng.
Do những hoạt động tích cực của mình, một thời gian sau, ông bị lộ, được tổ chức bố trí sang Quảng Châu để hoạt động với bí danh Lý Viết Hoa. Mùa xuân năm 1927, ông được Nguyễn Ái Quốc cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) với bí danh Likvey . Tại đây, chi bộ những người Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được chỉ định làm bí thư chi bộ này.[3]
Một năm sau đó, năm 1928, ông là đại biểu dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Khi đó, tại quê nhà, ngày 11 tháng 10 năm 1929, ông bị tòa án Nam triều ở Nghệ An xử án vắng mặt cùng với một số đồng chí của mình.
Tháng 4 năm 1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7), sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương. Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Tháng 3 năm 1931, với bí danh Anh Năm, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp. Hội nghị khẳng định: “Đảng [Cộng sản Việt Nam] là đảng tiền phong của giai cấp vô sản, Đảng chiến đấu cho lợi ích sống còn của dân tộc, cho quyền lợi các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, nhưng không phải là đảng của Công Nông. Kiên quyết chống tả khuynh, chống hữu khuynh“. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp của Đảng phải giải quyết”[4]. Đây được xem là tiền đề để hình thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về sau này. Theo Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến” (Hochiminh: The missing years), mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với Hồ Chí Minh lúc đó đã xuống dốc rất nhiều. Hồ Chí Minh lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia
Lê Hồng Phong tên khai sinh là Lê Huy Doãn(1902–1942) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu
Ông tên thật là Lê Huy Doãn[2], sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902[3] trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ cuộc sống ông đã bập bênh nhiều khó khăn.[2] Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau.[1]
Mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhiên nhờ sự tảo tần của người mẹ, ông vẫn được cho theo học chữ Hán tại làng, được thầy học cải tên thành Lê Văn Duyện. Sau đó, ông được cho học tiếp thêm khoảng 2 năm tiếng Pháp. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo, năm 16 tuổi, [2]ông xin đi làm công cho một hãng buôn ở Vinh để có thêm tiền sinh kế cho gia đình. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm công nhân nhà máy diêm Bến Thủy và bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp
Hà Huy Tập (1906–1941) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông được ghi nhận là Tổng Bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông sinh ngày 24 tháng 4 năm 1906 (1902 – Bách Khoa toàn thư Việt nam) ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyên tên lúc nhỏ của ông là Hà Huy Khiêm, còn gọi là Ba, là con thứ hai trong gia đình 5 anh em.
Được dạy bởi cha từ nhỏ, và cha ông vốn từng đỗ Cử nhân Nho học nhưng không ra làm quan mà ở lại quê nhà dạy học và bốc thuốc. Ngoài căn bản Nho học được truyền thụ từ cha, ông còn theo học bậc Tiểu học tại Thị xã Hà Tĩnh. Sau khi học hết bậc Tiểu học, năm 1919, ông thi vào trường Quốc học Huế. Năm 1923, ông tốt nghiệp Diplôme hạng ưu, được phân về dạy tại trường Tiểu học Nha Trang (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi) cho đến năm 1926
Chịu ảnh hưởng của cha, thời gian làm giáo viên tiểu học, ngoài việc dạy học cho lớp trẻ, ông còn dạy chữ cho công nhân và dân nghèo. Ông còn trích tiền lương của mình để mua sách vở cho các học sinh nghèo của mình. Hoạt động của ông được một số trí thức trẻ khác tán đồng và giới thiệu ông tham gia vào một tổ chức chính trị có tên là Hội Phục Việt mà về sau hình thành nên Tân Việt Cách mạng Đảng.
Tiêu chí “Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái…” của Tân Việt Cách mạng Đảng rõ ràng là chống lại chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Vì vậy, giữa năm 1926, ông bị chính quyền thực dân sa thải và trục xuất khỏi Nha Trang. Tháng 8 năm 1926, ông tìm được công việc dạy học ở trường tiểu học Cao Xuân Dục (Vinh, Nghệ An). Tháng 3 năm 1927, ông chuyển vào Sài Gòn hoạt động, kiếm sống và dạy học ở An Nam học đường tức trường Nguyễn Xích Hồng. Ở đâu, ông cũng chú ý đến việc dạy học cho dân lao động nghèo, qua đó tuyên truyền tinh thần yêu nước và cách mạng giành độc lập.
Chính vì những hoạt động đó, tháng 1 năm 1928, ông lại bị sa thải khỏi An Nam học đường. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục công việc dạy học và tuyên truyền cách mạng từ Bà Rịa, Biên Hòa, đến Sài Gòn, Gia Định.
Tháng 7 năm 1928, ông ra Bắc, được giao nhiệm vụ liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngõ hầu tìm cách thống nhất tất cả các tổ chức chống thực dân Pháp vào một tổ chức hành động chung. Tháng 12 năm 1928, ông được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tham gia một khóa huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ấn tượng mạnh với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc và tác phẩm Đường Kách Mệnh, từ đó ông tích cực hoạt động trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Ngày 19 tháng 7 năm 1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Xi-nhi-trơ-kin (Синичкин). Cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Trong thời gian này ông đã soạn thảo “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” và “Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương”.
Tháng 4 năm 1934, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường đi ông bị Pháp bắt và sau đó mới ông bị trục xuất sang Bỉ, sau đó trở về Trung Quốc, được Quốc tế Cộng sản chỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong là Bí thư. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm có Lê Hồng Phong, ‘Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức.
Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức của Hội nghị quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương:
– Ban Chỉ huy hải ngoại gồm 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định và 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định). Ban chỉ huy hải ngoại bầu Ban Thường vụ và thư ký của Ban. Thời hạn tồn tại của Ban Chỉ huy hải ngoại do Quốc tế Cộng sản quy định. Các hội nghị toàn thể của Ban Chỉ huy hải ngoại được triệu tập ít nhất ba tháng một lần.
– Ban Chỉ huy hải ngoại là đại diện của Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em.
– Ban Chỉ huy hải ngoại chỉ đạo đường lối chính trị chung của Trung ương Đảng. Ban có quyền cử đại biểu để tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của các cấp ủy đảng trong nước.
– Những nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương phải được bàn bạc nhất trí với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không đồng ý với Ban Chỉ huy hải ngoại, Trung ương có quyền khiếu nại nghị quyết lên Quốc tế Cộng sản. Trước khi Quốc tế Cộng sản quyết định vấn đề tranh cãi thì Trung ương có nhiệm vụ phải thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ huy hải ngoại.
– Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các Xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy hải ngoại có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước…
Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại. Đến tháng 7 năm 1936, Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương cử ông về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 26 tháng 7. Ông trực tiếp chỉ đạo các báo L’Avant garde (Tiền phong) (1937), Dân chúng (1938) của Đảng dưới danh nghĩa “cơ quan lao động và dân chúng” ở Nam Kỳ.
Từ 3 tháng 9 đến 5 tháng 9 năm 1937, Hội nghị Trung ương họp ở Bà Điểm, Gia Định, ông báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của đảng từ sau Đại hội I đến năm 1937. Ngày 30 tháng 3 năm 1938, ông cùng người tiền nhiệm Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Bà Điểm. Tại hội nghị này, ông thôi giữ chức Tổng bí thư, nhưng vẫn tham gia Thường vụ Trung ương Đảng. Người kế nhiệm ông là Nguyễn Văn Cừ.
Ngày 1 tháng 5 năm 1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa về quê chịu quản thúc. Đến ngày 30 tháng 3 năm 1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử. Ngày 25 tháng 10 năm đó, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam. Tại phiên tòa này, ông và nhiều đồng chí mình đã được một luật sư trẻ là Nguyễn Văn Huyền, người về sau này giữ chức Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa, làm luật sư biện hộ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án tử hình vì “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ” (cùng bị kết án tử hình với Hà Huy Tập còn có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai). Trước tòa ông tuyên bố: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động”.
Ngày 28 tháng 8 năm 1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn). Bức thư cuối cùng ông gửi cho gia đình viết “gia đình bạn hữu chớ xem tôi là chết mà phải buồn, trái lại xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn mà thôi”.
Nguyên văn bức thư: “Sài Gòn 2/5/41. Em rể thân yêu. Ngày 25/9/1940, tôi bị Tòa đại hình Sài Gòn xử 5 năm tù. Ngày 25/3/1941 tôi bị tòa án binh Sài Gòn tuyên án tử hình về tội “hoạt động Cộng sản” và “xúi giục phá hoại Quốc phòng”… Cương nhận được thơ này thì nhớ viết thơ khuyên mẹ chớ khóc lóc buồn rầu. Nếu tôi phải chết thì ở nhà không nên thờ cúng, điếu phúng, không cần tìm người lập tự, gia đình bạn hữu chớ xem tôi là người đã chết mà phải buồn, trái lại xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn… mà thôi!… Nếu tôi được khổ sai chung thân thì thường có thơ về thăm gia đình. Nếu chẳng may mà phải chết thì bức thơ này là thơ vĩnh biệt. Tôi chúc cho mỗi người trong gia đình và tất cả bạn hữu gần xa được hạnh phúc và khương minh“.
Ngày 22 tháng 11 năm 2009, hài cốt của ông được phát hiện tại khu vực Bến Tắm Ngựa thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 1 tháng 12 cùng năm, lễ viếng và truy điệu linh cữu ông được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều quan chức lãnh đạo của đảng và hàng trăm đoàn đại biểu từ các nơi đến chờ viếng. Sau đó, linh cữu ông được đưa về an táng tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.