0 bình luận về “Tìm hiểu về súng thần cơ và hịch tướng sĩ”
Hịch Tướng Sĩ
Hoàn cảnh[sửa|sửa mã nguồn]
Tháng 12 năm Giáp Thân1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đờiTrần Nhân Tông, đại binhThoát Hoantiến đánhChi Lăng,Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy vềVạn Kiếp. Thượng hoàng Trần Thánh Tông thấy thế giặc mạnh, cho mờiHưng Đạo VươngvềHải Dươngmà phán rằng:
“Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?”
Hưng Đạo Vương tâu:
“Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!”
Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng.Hưng Đạo Vươngtrở vềVạn Kiếphiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bàiDụ chư tỳ tướng hịch văn(chữ Hán: 諭諸裨將檄文, thường gọi làHịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sáchBinh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộcchiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2.
Nhận định của các sử gia[sửa|sửa mã nguồn]
Ngô Tất Tốviết rằng bàiDụ chư tỳ tướng hịch văncho thấy, không những Hưng Đạo Vương là võ tướng mà ông còn có tài học vấn, đọc nhiều sách và thông hiểu nhiều điển tích cổ kim.
Trong “Việt Nam sử lược”, Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ:“Sát Thát”(nghĩa giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
Súng thần công
là một loại pháo sử dụngthuốc súnghoặc thường là các loại nhiên liệu có nguồn gốc chất nổ khác để đẩy một viên đạn đi xa. Các loại súng thần công khác nhau về cỡ nòng, tầm bắn, tính cơ động, tốc độ bắn, góc bắn và hỏa lực; các hình dạng khác nhau của súng thần công khi kết hợp và cân bằng những thuộc tính ở các mức độ khác nhau, tất cả các điều trên phụ thuộc vào mục đích sử dụng của súng thần công trên chiến trường. Từcannontrong tiếng Anh có nguồn gốc từ một số ngôn ngữ, định nghĩa gốc có thể được dịch làống,cây míahoặccây sậy. Trong thời hiện đại, thuật ngữsúng thần côngkhông còn được sử dụng phổ biến, thay vào đó là các thuật ngữ “súng lớn” hoặc “pháo”, hoặc các thuật ngữ cụ thể hơn như “súng cối” hoặc “đại bác”. Trong ngành hàng không, từcannonthường dùng để chỉ các loại vũ khí bắn các loại đạn có đường kính lớn hơn 12,7 mm (0,5 inch).
Được sử dụng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào thờiNhà Tống, súng thần công là một trong những dạng sớm nhất của pháo dùng thuốc súng, và theo thời gian nó đã thay thế các công cụ vây hãm thành – trong số các dạng vũ khí cổ khác – trên chiến trường. ỞTrung Đông, súng thần công được sử dụng đầu tiên là các loại súng thần công cỡ nhỏ cầm tay trongtrận Ain Jalutnăm 1260 giữa Vương quốc Hồi giáo Mamluk vàĐế quốc Mông Cổ. Súng thần công đầu tiên ởChâu Âucó thể đã được sử dụng ởBán đảo Iberiavào thế kỷ XI và XII,súng thần công Anhđược sử dụng lần đầu tiên trongChiến tranh Trăm Nămtạitrận Crécynăm 1346. TạiChâu Phi, súng thần công được sử dụng lần đầu tiên bởi lãnh tụ hồi giáo Somali làAhmad ibn Ibrihim al-Ghazicủa Vương quốc Hồi giáo Adal trong cuộc chinh phục Ethiopia năm 1529.[1]Đến thời Trung Cổ, súng thần công đã trở thành một loại vũ khí tiêu chuẩn, và hiệu quả hơn trong cả hai nhiệm vụ là chống bộ binh và vây hãm thành. Sau thời Trung cổ, hầu hết các loại súng thần công cỡ lớn đã bị lãng quên và thay vào đó người ta ưa thích các loại súng thần công nhẹ hơn, cơ động hơn. Ngoài ra, các công nghệ và chiến thuật mới đã được phát triển, nó khiến hầu hết các lực lượng phòng thủ trở nên lỗi thời, điều này dẫn đến việc xây dựng các pháo đài dạng ngôi sao, được thiết kế đặc biệt để chịu được các cuộc bắn phá của pháo binh, mặc dù các pháo đài như vậy hay cả các loại pháo đài đã được củng cố (cùng vớitháp Martello) cũng sớm trở nên lỗi thời khi các loại đạn nhồi thuốc nổ mạnh và phá giáp được phát triển.
Súng thần công cũng làm biến đổi tác chiến hải quân trongthời kỳ cận đạikhi các lực lượng hải quân châu Âu chiếm được ưu thế nhờ hỏa lực của nó. Khi các khẩu pháo có rãnh xoắn trở nên phổ biến, độ chính xác và sức tàn phá của súng thần công đã tăng lên đáng kể, và chúng đã trở nên nguy hiểm chết người hơn bao giờ hết, bộ binh đã phải áp dụng các chiến thuật khác nhau, các con tàu đã phải bọc giáp. TrongChiến tranh thế giới I, phần lớn các trường hợp tử thương trên chiến trường có nguyên nhân là do pháo gây ra; pháo cũng được sử dụng rộng rãi trongChiến tranh thế giới II. Loại súng thần công hiện đại nhất giống với các loại pháo sử dụng trong Chiến tranh thế giới II, mặc dù tầm quan trọng của các loại vũ khí cỡ nòng lớn đã giảm đáng kể khitên lửađược phát triển.
Hịch Tướng Sĩ
Hoàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Thượng hoàng Trần Thánh Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:
“Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?”
Hưng Đạo Vương tâu:
“Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng !!”
Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (chữ Hán: 諭諸裨將檄文, thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2.
Nhận định của các sử gia[sửa | sửa mã nguồn]
Ngô Tất Tố viết rằng bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn cho thấy, không những Hưng Đạo Vương là võ tướng mà ông còn có tài học vấn, đọc nhiều sách và thông hiểu nhiều điển tích cổ kim.
Trong “Việt Nam sử lược”, Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ: “Sát Thát” (nghĩa giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
Súng thần công
là một loại pháo sử dụng thuốc súng hoặc thường là các loại nhiên liệu có nguồn gốc chất nổ khác để đẩy một viên đạn đi xa. Các loại súng thần công khác nhau về cỡ nòng, tầm bắn, tính cơ động, tốc độ bắn, góc bắn và hỏa lực; các hình dạng khác nhau của súng thần công khi kết hợp và cân bằng những thuộc tính ở các mức độ khác nhau, tất cả các điều trên phụ thuộc vào mục đích sử dụng của súng thần công trên chiến trường. Từ cannon trong tiếng Anh có nguồn gốc từ một số ngôn ngữ, định nghĩa gốc có thể được dịch là ống, cây mía hoặc cây sậy. Trong thời hiện đại, thuật ngữ súng thần công không còn được sử dụng phổ biến, thay vào đó là các thuật ngữ “súng lớn” hoặc “pháo”, hoặc các thuật ngữ cụ thể hơn như “súng cối” hoặc “đại bác”. Trong ngành hàng không, từ cannon thường dùng để chỉ các loại vũ khí bắn các loại đạn có đường kính lớn hơn 12,7 mm (0,5 inch).
Được sử dụng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào thời Nhà Tống, súng thần công là một trong những dạng sớm nhất của pháo dùng thuốc súng, và theo thời gian nó đã thay thế các công cụ vây hãm thành – trong số các dạng vũ khí cổ khác – trên chiến trường. Ở Trung Đông, súng thần công được sử dụng đầu tiên là các loại súng thần công cỡ nhỏ cầm tay trong trận Ain Jalut năm 1260 giữa Vương quốc Hồi giáo Mamluk và Đế quốc Mông Cổ. Súng thần công đầu tiên ở Châu Âu có thể đã được sử dụng ở Bán đảo Iberia vào thế kỷ XI và XII, súng thần công Anh được sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh Trăm Năm tại trận Crécy năm 1346. Tại Châu Phi, súng thần công được sử dụng lần đầu tiên bởi lãnh tụ hồi giáo Somali là Ahmad ibn Ibrihim al-Ghazi của Vương quốc Hồi giáo Adal trong cuộc chinh phục Ethiopia năm 1529.[1] Đến thời Trung Cổ, súng thần công đã trở thành một loại vũ khí tiêu chuẩn, và hiệu quả hơn trong cả hai nhiệm vụ là chống bộ binh và vây hãm thành. Sau thời Trung cổ, hầu hết các loại súng thần công cỡ lớn đã bị lãng quên và thay vào đó người ta ưa thích các loại súng thần công nhẹ hơn, cơ động hơn. Ngoài ra, các công nghệ và chiến thuật mới đã được phát triển, nó khiến hầu hết các lực lượng phòng thủ trở nên lỗi thời, điều này dẫn đến việc xây dựng các pháo đài dạng ngôi sao, được thiết kế đặc biệt để chịu được các cuộc bắn phá của pháo binh, mặc dù các pháo đài như vậy hay cả các loại pháo đài đã được củng cố (cùng với tháp Martello) cũng sớm trở nên lỗi thời khi các loại đạn nhồi thuốc nổ mạnh và phá giáp được phát triển.
Súng thần công cũng làm biến đổi tác chiến hải quân trong thời kỳ cận đại khi các lực lượng hải quân châu Âu chiếm được ưu thế nhờ hỏa lực của nó. Khi các khẩu pháo có rãnh xoắn trở nên phổ biến, độ chính xác và sức tàn phá của súng thần công đã tăng lên đáng kể, và chúng đã trở nên nguy hiểm chết người hơn bao giờ hết, bộ binh đã phải áp dụng các chiến thuật khác nhau, các con tàu đã phải bọc giáp. Trong Chiến tranh thế giới I, phần lớn các trường hợp tử thương trên chiến trường có nguyên nhân là do pháo gây ra; pháo cũng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới II. Loại súng thần công hiện đại nhất giống với các loại pháo sử dụng trong Chiến tranh thế giới II, mặc dù tầm quan trọng của các loại vũ khí cỡ nòng lớn đã giảm đáng kể khi tên lửa được phát triển.