tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm du lịch/1 phong tục/1 món ăn đặc sản của Lào hoặc Campuchia
0 bình luận về “tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm du lịch/1 phong tục/1 món ăn đặc sản của Lào hoặc Campuchia”
Xôi nếp Lào là món ăn truyền thống của người Lào. Có người cho rằng người Lào ăn xôi nhiều hơn cả ăn cơm và gạo nếp. Hầu như đây là lương thực hàng ngày của họ. Gạo nếp Lào được người dân nơi đây chủ yếu dùng để nấu Xôi. Ngoài việc nấu xôi ăn ra thì người dân Lào còn dùng để trát lên tượng phật hay lên tường nhà để phục vụ cho việc cúng bái các vị thần.
Cách nấu xôi theo truyền thống của người Lào là phải đựng trong ống nứa và nấu bằng nước suối. Người ta bỏ gạo nếp và ít nước vào ống nứa rồi nướng trên lửa than. Khi ống nứa cháy sém là lúc xôi cạn nước, sau đó ủ xôi cho chín và chỉ việc dùng tay bốc ăn là được. Món này thường được ăn kèm với gà nướng, rau luộc chấm cùng cheo boong là loại nước chấm đặc trưng của Lào. Vị béo đặc trưng của xôi nếp Lào làm cho thực khách có cảm giác chưa nhai thì xôi đã tan trong miệng.
Còn một cách khác để thưởng thức hạt nếp Lào là bạn hãy ăn thử một miếng xôi không có lẫn đậu phộng và xôi lẫn đậu để vừa ăn, vừa cảm nhận, vừa so sánh để thấy rằng vị béo từ gạo đã làm nên vị ngon đặc trưng rất riêng cho món ăn dân dã này. Nếp Lào có một ưu điểm nữa là dùng để gói bánh chưng cũng rất thơm ngon. Vào dịp tết, tại cửa khẩu Lao Bảo, nhộn nhịp du khách từ các nơi đổ về mua nếp Lào. Một cửa hàng bán lẻ có thể bán cả chục tấn nếp mỗi ngày.
Đặc biệt, nếp Lào khi nấu cơm rượu cũng thơm ngon không kém. Hạt nếp tơi, rời, mềm nhưng vẫn còn nguyên hình dáng ban đầu dù đã qua quá trình lên men.
Lúa gạo rất được trân trọng ở Lào. Người Lào đặc biệt thích ăngạo nếp(khao nyao) dù rằnggạo tẻ(khao chao) vàbún gạo(khao poon) cũng rất phổ biến. Các thành viên trong gia đình ăn cơm từ một cái thố chung hoặc dùng riêng mỗi người một bát. Cơm nếp thì người ta ăn bốc bằng tay. Người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó như cái thìa để vét và lùa thức ăn trên đĩa vào miệng, hoặc chấm vào nước chấm.
Gạo là thứ lương thực có nhiều công dụng, dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao tom – gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Một món điểm tâm thông dụng khác là Tom nam hua bua, được làm bằng cách trộn cơm vớinước cốt dừavàhoa sen.
Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượngPhậthoặc những bức tường của tư gia để cúng cho các vị thần cư ngụ tại đó.
Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Trong nhiều làng bản hẻo lánh có truyền thuyết kể rằng nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản người Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình.
Xôi nếp Lào là món ăn truyền thống của người Lào. Có người cho rằng người Lào ăn xôi nhiều hơn cả ăn cơm và gạo nếp. Hầu như đây là lương thực hàng ngày của họ. Gạo nếp Lào được người dân nơi đây chủ yếu dùng để nấu Xôi. Ngoài việc nấu xôi ăn ra thì người dân Lào còn dùng để trát lên tượng phật hay lên tường nhà để phục vụ cho việc cúng bái các vị thần.
Cách nấu xôi theo truyền thống của người Lào là phải đựng trong ống nứa và nấu bằng nước suối. Người ta bỏ gạo nếp và ít nước vào ống nứa rồi nướng trên lửa than. Khi ống nứa cháy sém là lúc xôi cạn nước, sau đó ủ xôi cho chín và chỉ việc dùng tay bốc ăn là được. Món này thường được ăn kèm với gà nướng, rau luộc chấm cùng cheo boong là loại nước chấm đặc trưng của Lào. Vị béo đặc trưng của xôi nếp Lào làm cho thực khách có cảm giác chưa nhai thì xôi đã tan trong miệng.
Còn một cách khác để thưởng thức hạt nếp Lào là bạn hãy ăn thử một miếng xôi không có lẫn đậu phộng và xôi lẫn đậu để vừa ăn, vừa cảm nhận, vừa so sánh để thấy rằng vị béo từ gạo đã làm nên vị ngon đặc trưng rất riêng cho món ăn dân dã này. Nếp Lào có một ưu điểm nữa là dùng để gói bánh chưng cũng rất thơm ngon. Vào dịp tết, tại cửa khẩu Lao Bảo, nhộn nhịp du khách từ các nơi đổ về mua nếp Lào. Một cửa hàng bán lẻ có thể bán cả chục tấn nếp mỗi ngày.
Đặc biệt, nếp Lào khi nấu cơm rượu cũng thơm ngon không kém. Hạt nếp tơi, rời, mềm nhưng vẫn còn nguyên hình dáng ban đầu dù đã qua quá trình lên men.
Lúa gạo rất được trân trọng ở Lào. Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp (khao nyao) dù rằng gạo tẻ (khao chao) và bún gạo (khao poon) cũng rất phổ biến. Các thành viên trong gia đình ăn cơm từ một cái thố chung hoặc dùng riêng mỗi người một bát. Cơm nếp thì người ta ăn bốc bằng tay. Người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó như cái thìa để vét và lùa thức ăn trên đĩa vào miệng, hoặc chấm vào nước chấm.
Gạo là thứ lương thực có nhiều công dụng, dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao tom – gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Một món điểm tâm thông dụng khác là Tom nam hua bua, được làm bằng cách trộn cơm với nước cốt dừa và hoa sen.
Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những bức tường của tư gia để cúng cho các vị thần cư ngụ tại đó.
Phụ nữ thường được liên tưởng mạnh mẽ với lúa gạo. Trong nhiều làng bản hẻo lánh có truyền thuyết kể rằng nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa, và tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu. Ở một số làng bản người Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình.
Cơm lam (nướng ống tre) được người Lào ưa thích.