Tình đồng chí, đồng đội là thứ tình cảm không thể thiếu ở ng lính.Nêu suy nghĩ về tình cảm ấy trong chiến tranh (nửa trang)
0 bình luận về “Tình đồng chí, đồng đội là thứ tình cảm không thể thiếu ở ng lính.Nêu suy nghĩ về tình cảm ấy trong chiến tranh (nửa trang)”
Tình đồng chí đồng đội trong bài thơ hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.
Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.
Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.
Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.
Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.
Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối – câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.
Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
“Chúng tôi hai đứa quê khác nhau Thằng nhập ngũ trước, thằng đi sau Cùng gặp gỡ nhau nơi chiến tuyến Chung một kẻ thù – một nỗi đau…”
Tình đồng chí, đồng đội là thứ tình cảm không thể thiếu ở người lính. Đất nước ta đã phải oằn mình gánh chịu không biết bao nhiêu là bom đạn kẻ thù. Xót xa thay khi ở khắp các chiến trường, ngổn ngang những khói lửa, bom đạn, máu và nước mắt. Thế nhưng, dù là cuộc chiến nào, tình đồng đội đồng chí vẫn luôn được đề cao. Chiến tranh nổ ra, biết bao chiến sĩ sẵn sàng gặt bỏ câu chuyện cá nhân để lên đường tham gia chiến trận. Đó là những anh nông dân hiền lành chấ nhận bỏ lại quê hương, nhà cửa, ruộng vườn để cứu nước trong “Đồng chí” (Chính Hữu). Đó là những chàng sinh viên hào hoa gác bút nghiên để “xẻ dọc Trường Sơn” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). Họ luôn sục sôi trong mình ý thức dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Không chỉ vậy, bao giờ họ cũng khăng khít tình đồng chí, đồng đội. Họ có thể đến từ nhiều vùng đất khác nhau, thuộc nhiều dân tộc khác nhau, thế nhưng họ đều chung lý tưởng yêu nước. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của chiến tranh, họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng xông pha chiến trận. Đâu chỉ trong thời chiến, khi đã hòa bình, tình đồng chí, đồng đội ấy vẫn vẹn nguyên. Biết bao người lính xưa đã già vẫn không quên người đồng đội của mình, lặng lẽ đi tìm hài cốt năm xưa của bạn. Độc lập, tự do không làm họ quên đi những tháng ngày nếm mật nằm gai. Người Việt Nam là vậy, lúc nào cũng sáng ngời phẩm chất ân tình, thủy chung.
Tình đồng chí đồng đội trong bài thơ hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.
Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.
Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.
Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.
Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.
Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối – câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.
Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
Nhà thơ Tô Hoài Bắc đã có những vần thơ như sau:
“Chúng tôi hai đứa quê khác nhau
Thằng nhập ngũ trước, thằng đi sau
Cùng gặp gỡ nhau nơi chiến tuyến
Chung một kẻ thù – một nỗi đau…”
Tình đồng chí, đồng đội là thứ tình cảm không thể thiếu ở người lính. Đất nước ta đã phải oằn mình gánh chịu không biết bao nhiêu là bom đạn kẻ thù. Xót xa thay khi ở khắp các chiến trường, ngổn ngang những khói lửa, bom đạn, máu và nước mắt. Thế nhưng, dù là cuộc chiến nào, tình đồng đội đồng chí vẫn luôn được đề cao. Chiến tranh nổ ra, biết bao chiến sĩ sẵn sàng gặt bỏ câu chuyện cá nhân để lên đường tham gia chiến trận. Đó là những anh nông dân hiền lành chấ nhận bỏ lại quê hương, nhà cửa, ruộng vườn để cứu nước trong “Đồng chí” (Chính Hữu). Đó là những chàng sinh viên hào hoa gác bút nghiên để “xẻ dọc Trường Sơn” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật). Họ luôn sục sôi trong mình ý thức dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Không chỉ vậy, bao giờ họ cũng khăng khít tình đồng chí, đồng đội. Họ có thể đến từ nhiều vùng đất khác nhau, thuộc nhiều dân tộc khác nhau, thế nhưng họ đều chung lý tưởng yêu nước. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của chiến tranh, họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng xông pha chiến trận. Đâu chỉ trong thời chiến, khi đã hòa bình, tình đồng chí, đồng đội ấy vẫn vẹn nguyên. Biết bao người lính xưa đã già vẫn không quên người đồng đội của mình, lặng lẽ đi tìm hài cốt năm xưa của bạn. Độc lập, tự do không làm họ quên đi những tháng ngày nếm mật nằm gai. Người Việt Nam là vậy, lúc nào cũng sáng ngời phẩm chất ân tình, thủy chung.