tình hình nước pháp trước cách mạng (biểu hiện,sự suy yếu).
0 bình luận về “tình hình nước pháp trước cách mạng (biểu hiện,sự suy yếu).”
– sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa: Cuối thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp Pháp đang trên đà phát triển mặc dầu còn thua kém Anh. Sản lượng công nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1789, ngành ngoại thương của Pháp thu 1.826 triệu livrơ sản phẩm nông nghiệp và gần 525 triệu livrơ sản phẩm công nghiệp. Trong khi đó, chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc, số lượng sản phẩm và nhân công bị hạn chế.., đã ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp. Tình hình thương nghiệp cũng phát triển nhanh chóng. Nước Pháp buôn bán với các nước châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. Việc buôn bán với các thuộc địa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là buôn bán với quần đảo Ăngti, Máctinich, Xanh Đômingô. Pháp xuất cảng lúa mì, len, gia súc, rượu vang và các hàng xa xỉ phẩm, nhập cảng đường, thuốc lá, cà phê… Nô lệ da đen trở thành một món hàng đem lại nhiều lãi nhất. Ngành nội thương cũng bước đầu phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, cuối thế kỷ XVIII, các ngành công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt. Nhưng chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó.
– chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ rất chặt chẽ sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến. Xã hội chia làm ba đẳng cấp: đẳng cấp thứ 1 là tăng lữ; đẳng cấp thứ 2 là quý tộc; đẳng cấp thứ 3 là tất cả những tầng lớp còn lại: tư sản, nông dân, công nhân…cuối thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản đã trở thành một giai cấp có thế lực kinh tế. Nó tập trung trong tay những số vốn kếch sù, những xí nghiệp công thương nghiệp, các ngành nội thương và ngoại thương, và cũng kinh doanh một số ruộng đất nhất định. Bọn quý tộc thiếu tiền để ăn chơi, buộc phải vay nợ của các nhà tư sản này. Triều đình trở thành con nợ của họ. Giai cấp tư sản vừa có giàu nhưng trong tay họ lại không có quyền lực. chính vì vậy, họ muốn tham gia vào chính quyền, muốn xóa bỏ những luật lệ ngặt nghèo của nhà nước quân chủ chuyên chế, muốn mở đường cho công thương nghiệp phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân. Cho nên, họ trở thành kẻ đại diện quyền lợi của đẳng cấp thứ ba. Và vì địa vị kinh tế, là kẻ đại diện cho phương thức sản xuất mới, nên họ sẽ trở thành người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản. Như vậy, do địa vị kinh tế và chính trị quy định, xã hội Pháp hồi cuối thế kỷ XVIII đã chia thành hai trận tuyến rõ rệt: trận tuyến phong kiến bao gồm nhà vua, tăng lữ và quý tộc; trận tuyến chống phong kiến bao gồm các tầng lớp trong đẳng cấp thứ ba, do giai cấp tư sản lãnh đạo.
– chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng: Cuối thế kỷ XVIII, nền quân chủ chuyên chế phong kiến Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Năm 1787-1789, nạn khủng hoảng công nghiệp và thương nghiệp xảy ra làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh doanh, nhiều công xưởng phải đóng cửa, nhiều công trình xây dựng phải ngừng lại, nạn thất nghiệp lan tràn… Đồng thời nạn mất mùa lại xảy ra cùng với mưa đá, những kỳ giá lạnh bất thường vào mùa đông 1788-1789 khiến cho vùng trồng nho bị thất thu nặng nề, khắp nơi đói kém. Trong khi đó, giai cấp quý tộc vẫn không ngừng tăng cường bóc lột, phục hồi thuế cũ, nâng cao thuế mới làm cho nông dân vô cùng khổ cực. Nạn khủng hoảng tài chính cũng xảy ra trong thời kỳ này trở thành một tai họa lớn đối với đất nước. Trong khi đó, căm thù chế độ phong kiến và đời sống ngày càng cùng cực, quần chúng nông dân đã nổi dậy khắp nơi. Nước Pháp ở trong tình trạng sôi sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín mùi.
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, nâng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.
Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đảng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ
– sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa: Cuối thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp Pháp đang trên đà phát triển mặc dầu còn thua kém Anh. Sản lượng công nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1789, ngành ngoại thương của Pháp thu 1.826 triệu livrơ sản phẩm nông nghiệp và gần 525 triệu livrơ sản phẩm công nghiệp. Trong khi đó, chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc, số lượng sản phẩm và nhân công bị hạn chế.., đã ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp. Tình hình thương nghiệp cũng phát triển nhanh chóng. Nước Pháp buôn bán với các nước châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. Việc buôn bán với các thuộc địa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là buôn bán với quần đảo Ăngti, Máctinich, Xanh Đômingô. Pháp xuất cảng lúa mì, len, gia súc, rượu vang và các hàng xa xỉ phẩm, nhập cảng đường, thuốc lá, cà phê… Nô lệ da đen trở thành một món hàng đem lại nhiều lãi nhất. Ngành nội thương cũng bước đầu phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, cuối thế kỷ XVIII, các ngành công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt. Nhưng chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó.
– chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ rất chặt chẽ sự phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến. Xã hội chia làm ba đẳng cấp: đẳng cấp thứ 1 là tăng lữ; đẳng cấp thứ 2 là quý tộc; đẳng cấp thứ 3 là tất cả những tầng lớp còn lại: tư sản, nông dân, công nhân…cuối thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản đã trở thành một giai cấp có thế lực kinh tế. Nó tập trung trong tay những số vốn kếch sù, những xí nghiệp công thương nghiệp, các ngành nội thương và ngoại thương, và cũng kinh doanh một số ruộng đất nhất định. Bọn quý tộc thiếu tiền để ăn chơi, buộc phải vay nợ của các nhà tư sản này. Triều đình trở thành con nợ của họ. Giai cấp tư sản vừa có giàu nhưng trong tay họ lại không có quyền lực. chính vì vậy, họ muốn tham gia vào chính quyền, muốn xóa bỏ những luật lệ ngặt nghèo của nhà nước quân chủ chuyên chế, muốn mở đường cho công thương nghiệp phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân. Cho nên, họ trở thành kẻ đại diện quyền lợi của đẳng cấp thứ ba. Và vì địa vị kinh tế, là kẻ đại diện cho phương thức sản xuất mới, nên họ sẽ trở thành người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản. Như vậy, do địa vị kinh tế và chính trị quy định, xã hội Pháp hồi cuối thế kỷ XVIII đã chia thành hai trận tuyến rõ rệt: trận tuyến phong kiến bao gồm nhà vua, tăng lữ và quý tộc; trận tuyến chống phong kiến bao gồm các tầng lớp trong đẳng cấp thứ ba, do giai cấp tư sản lãnh đạo.
– chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng: Cuối thế kỷ XVIII, nền quân chủ chuyên chế phong kiến Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Năm 1787-1789, nạn khủng hoảng công nghiệp và thương nghiệp xảy ra làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh doanh, nhiều công xưởng phải đóng cửa, nhiều công trình xây dựng phải ngừng lại, nạn thất nghiệp lan tràn… Đồng thời nạn mất mùa lại xảy ra cùng với mưa đá, những kỳ giá lạnh bất thường vào mùa đông 1788-1789 khiến cho vùng trồng nho bị thất thu nặng nề, khắp nơi đói kém. Trong khi đó, giai cấp quý tộc vẫn không ngừng tăng cường bóc lột, phục hồi thuế cũ, nâng cao thuế mới làm cho nông dân vô cùng khổ cực. Nạn khủng hoảng tài chính cũng xảy ra trong thời kỳ này trở thành một tai họa lớn đối với đất nước. Trong khi đó, căm thù chế độ phong kiến và đời sống ngày càng cùng cực, quần chúng nông dân đã nổi dậy khắp nơi. Nước Pháp ở trong tình trạng sôi sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín mùi.
. Tình hình kinh tế, xã hội
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, nâng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.
Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đảng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ