Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1:Trong câu :tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý ,tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?nêu tác của biện pháp tu từ ấy
Câu 2 :tìm xác định vị trí ,và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu ”Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương,trong hòm
Câu 1:Trong câu :tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý ,tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?nêu tác của biện pháp tu từ ấy?
TRẢ LỜI:
-Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh tinh thần yêu nước với các thứ của quý.
-Tác dụng:
+Để đề cao giá trị của tinh thần yêu nước giúp người đọc hình dung cụ thể giá trị của tinh thần yêu nước và các trạng thái tồn tại của nó.
Câu 2 :tìm xác định vị trí ,và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu ”Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương,trong hòm
TRẢ LỜI:
-Trạng ngữ: trong rương,trong hòm(trạng ngữ ở cuối câu)
-Ý nghĩa: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT:))))))))))))))))))))))