Tổ chức bộ máy nhà nước khác gì với tổ chức bộ máy chính quyền ? Hình ảnh tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy chính quyền của một triều đại để

Tổ chức bộ máy nhà nước khác gì với tổ chức bộ máy chính quyền ?
Hình ảnh tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy chính quyền của một triều đại để thấy rõ sự khác nhau

0 bình luận về “Tổ chức bộ máy nhà nước khác gì với tổ chức bộ máy chính quyền ? Hình ảnh tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy chính quyền của một triều đại để”

  1. 1. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

    Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, bao gồm 4 hệ thống:

    1) Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

    2) Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương;

    ) Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự;

    4) Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự. Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước – nguyên thủ quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại, có chức năng chủ yếu nghiêng về hành pháp nhưng không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

    Cũng như bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới, bộ máy nhà nước ta, theo chiều dọc, có thể phân chia thành các cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan nhà nước địa phương. Các cơ quan nhà nước trung ương gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan nhà nước địa phương gồm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn).

    Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tập trung dân chủ; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; bảo đảm sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc; pháp chế xã hội chủ nghĩa; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tất cả các nguyên tắc nói trên đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy nhà nước thực sự là một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phát sinh từ khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau:

    1. Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương
    2. Cấp Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) (Hiến pháp VN có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
    3. Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp).

    Bình luận
  2. Bộ máy nhà nước chia đất nước ra từng khu vực như quận, huyện,..

    Bộ máy chính quyền chia từng chức, từng ng đứng đầu để lãnh đạo 1 khu vực nhất định

    Hình ảnh khác nhau là bộ máy nhà nước điền tên khu vực địa lý, còn bộ máy chính quyền điền tên người.

    Xin hay nhất

    Bình luận

Viết một bình luận