Tôi đã nghe
nhịp thở của Tổ Quốc tôi
Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch
Tôi đã nghe
những bàn chân tưởng như đến đích
Bỗng chốc lại xa vời…
Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi
Giọt mồ hôi
thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt
Phòng áp lực âm,
áo choàng, kính đeo, kín mít
Họ là niềm tin
cho mỗi bệnh nhân trong cuộc chiến sống còn…
Tôi đã nghe
suốt dải biên cương, lối mở, đường mòn
Trên mỗi điểm cách ly
là dấu chân người lính
Họ giữ cho đất nước yên bình,
không hề suy tính
Cơm vắt, ngủ vùi, lều bạt, phong sương…
….
Tôi đã thấy
Tổ Quốc mình thao thức
Hơn chín mươi triệu con tim cùng nhịp đập kết đoàn
Phát hiện, cách ly
không để dịch lây lan
Trên dưới một lòng như là con một Mẹ
Tôi đã thấy
Nhiều tấm gương tuổi trẻ
Cùng cả nước chung tay bằng những việc đang làm
Bởi dòng máu trong người mang hai tiếng Việt Nam
Xin hãy giữ niềm tự hào và tình yêu như thế!
(Trích Dòng máu Việt Nam – Phan Dương)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự căng mình chống dịch của Tổ Quốc?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong văn bản?
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh /chị? Vì sao?
Câu 1:
– Thể thơ: tự do.
Câu 2:
– Hai hình ảnh đó là:
+ Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch
+ Tổ Quốc mình thao thức
Câu 3:
– Phép điệp cấu trúc:
+ Tôi đã nghe
+ Tôi đã thấy.
– Tác dụng:
+ Phép điệp cấu trúc giúp tạo nhịp điệu, tính nhạc cho lời thơ; giúp lời thơ diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc. Đồng thời giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra hình ảnh gồng mình chống dịch của Tổ quốc.
+ Nhấn mạnh những sự hi sinh cao cả của những cán bộ chiến sĩ, y bác sĩ và cả tinh thần đoàn kết của chín mươi triệu người dân Việt Nam. Qua đó, tác giả muốn người đọc thấy một điều là để có thể kiểm soát được dịch bệnh thì cả nước đã phải gồng mình, cố gắng như thế nào.
+ Thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Đồng thời qua đó bộc lộ sự quan tâm của tác giả đối với tình hình dịch bệnh Covid 19. Và thông qua đó, tác giả cũng muốn khuyên mọi người cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng chống dịch.
Câu 4:
– Thông điệp:
+ Tinh thần yêu nước cũng như sự đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp người dân Việt Nam chiến thắng tất cả mọi khó khăn.
– Lí giải:
+ Trong dịch bệnh Covid 19, đất nước Việt Nam đã phải trải qua muôn vàn khó khăn. Nào các xí nghiệp bị buộc đóng cửa, nào ngành du lịch bị ảnh hưởng do không đón khách được… Tuy nhiên, đứng trước muôn vàn khó khăn thì nhờ tinh thần yêu nước, sự đoàn kết cùng đồng lòng chung sức chống dịch của toàn dân thì đất nước đã có thể vượt qua khó khăn, dẩy lùi dịch bệnh. Tinh thần đó cũng là chất keo gắn kết giữa người với người trong dịch bệnh vừa qua. Ai cũng biết phòng dịch là để bảo vệ cho mình cũng như mọi người xung quanh. Và khi biết được điều đó, mỗi người sẽ có trách nhiệm hơn và việc chống dịch sẽ càng hiệu quả.
Câu 1: Tự do
Câu 2:
– Nhịp thở của Tổ quốc : nặng trĩu, lo âu
– Tổ quốc mình thao thức
Câu 3:
– Phép điệp “Tôi đã nghe”, ” Tôi đã thấy”
– Tác dụng :
+ Cho ta thấy được tinh thần chống dịch của tất cả mọi người, ai cũng đang lỗ lực từng ngày từng ngày vượt qua cái nguy hiểm, chết chóc. Họ không bao giờ dừng bước, hay nhụt chí vì nhưng khó khăn thử thách phía trước.
+ Tác giả nhấn mạnh sự nguy hiểm của bệnh dịch, muốn người đọc hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng để từ đó chung tao, đồng lòng chống dịch mang lại một xã hội tốt đẹp
Câu 4:
Thông điệp của đoạn trích là: “Hãy chung tay cùng đấu tranh với bệnh dịch”. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, cả Tổ quốc đang chiến đấu, những người lính, những y bác sĩ, cả những người mắc bệnh đều đang chống chọi với cái chết đến lúc nào không hay. Ở đây không chỉ nêu cao tinh thần chống dịch của người dân mà còn là tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, những sự hi sinh thầm lặng của họ đều được ta khắc ghi. Vì vậy, chúng ta cần đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, thực diễn giãn cách xã hội, tránh đến những nơu đông người tụ tập, rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ,…hơn nữa cần xậy dựng một tinh thần vững vàng để có thể chiến đấu với bệnh dịch.
P/s: Văn viết hơi lủng củng thì mong bạn thông cảm