Tóm tắt các văn bản sau: -Bài học đường đời đầu tiên -Bức tranh của em gái tôi -Buổi học cuối cùng kcopy

Tóm tắt các văn bản sau:
-Bài học đường đời đầu tiên
-Bức tranh của em gái tôi
-Buổi học cuối cùng
kcopy

0 bình luận về “Tóm tắt các văn bản sau: -Bài học đường đời đầu tiên -Bức tranh của em gái tôi -Buổi học cuối cùng kcopy”

  1. Tóm tắt:

    +Bài học đường đời đầu tiên:

    Câu chuyện kể về một chàng dế không biết trời đất là gì.Chàng dế này raats hãnh diện,tự hào vì tính cách con nhà võ của mình.Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu.Một hôm,dế mèn trêu chị ốc rồi chạy nên dế choắt chịu tội thay.Sau khi Dế Choắt chết.Dế Mèn ân hận vì quá kiêu căng.Trước khi nhắm mắt,Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

    +Bức tranh của em gái tôi:

    Câu chuyện kể về một người anh có một cô em gái tên là Mèo – Kiều Phương có tài năng hội họa.Một lần tình cờ chú Tiến Lê- một người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Mèo, khen tranh của Mèo. Điều đó khiến người anh ghen tị với cô. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì.Kiều Phương sau đó đi thi vẽ,đoạt giải nhất.Bố,mẹ,người anh cùng đi nhận giải thưởng vói em.Đến nơi người anh sững sờ và hối hận về việc làm của mình.

    +Buổi học cuối cùng:

    Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức.Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi “Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù”. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

    #xin hay nhất#

    ~Kem~

    Bình luận
  2. -Bài học đường đời đầu tiên: Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng,kiêu căng,xốc nổi.Mèn coi thường,chê bai,không giúp đỡ anh hàng xóm dế Choắt ốm yếu,xấu xí.Một buổi chiều,Mèn trêu chị Cốc rồi ẩn vào hang khiến chị Cốc hiểu lầm đánh dế Choắt trọng thương.Trước khi chết,Choắt khuyên Mèn nên bỏ thói hung hăng bậy bạ.Mèn xót thương Choắt và vô cùng ân hận về bài học đường đời đầu tiên của mình

    -Bức tranh của em gái tôi: Truyện kể về hai anh em Kiều Phương.Anh trai bực mình vì em hay nghịch bẩn,bừa bãi.Kiều Phương bí mật học vẽ.Chú Tiến Lê-họa sĩ đến chơi và phát hiện ra tranh của Kiều Phương vẽ rất đẹp.Cả nhà rất vui mừng và tạo điều kiện cho Kiều Phương phát triển tài năng.Riêng mình người anh trai thì rất buồn,ghen tị,gắt gỏng với em vô cớ.Chú Tiến Lê giới thiệu cho Kiều Phương tham gia vẽ tranh quốc tế và đã đạt giải nhất.Đứng trước bức tranh của em gái,người anh hối hận vô cùng

    -Buổi học cuối cùng: Truyện kể lại một buổi học cuối cùng tại một trường làng vùng An-dát nước Pháp,đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha-men.Cậu bé Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và cậu cũng chưa thuộc bài nhưng Phrăng đã cưỡng lại và chạy một mạch đến trường.Dọc đường cậu thấy nhiều sự lạ.Đến lớp lại càng lạ hơn: Không khí trang nghiêm,thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng,thầy cư xử với Ph răng rất dịu dàng,phía dưới lớp còn có dân làng đến học,…Qua tất cả mọi việc diễn ra trong buổi học ấy,thầy Ha-men đã nêu ra chân lí phải giữ gìn tiếng nói dân tộc.Trong buổi học ấy,Phrăng cũng nhận ra được ý nghĩa thiêng liêng của tiếng nói dân tộc,cậu muốn học nó nhưng đã quá muộn.Buổi học kết thúc với dòng chữ thầy Ha-men viết lên bảng:” Nước Pháp muôn năm”

    #Lazy warriors

    @Xin ctrlhn ạ

    Bình luận

Viết một bình luận