Tóm tắt Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bằng đoạn văn 10-15 câu.

Tóm tắt Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bằng đoạn văn 10-15 câu.

0 bình luận về “Tóm tắt Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bằng đoạn văn 10-15 câu.”

  1. Tác phẩm viết về thời đại cuối triều Trần lụi tàn. Nhân vật chính là Hồ Quý Ly – cha của Hồ Nguyên Trừng hay là một vị thái sư đầy thông minh nhưng bạo tàn qua cách kể của Phạm Sinh, hoặc là một đấng minh chủ trong mắt Nguyễn Cẩn. Ông là một con người có chí khí, một khi đã nghĩ là dám làm, dám chịu trong thời đại của những ông vua mềm yếu. Ông hiện lên thông qua nhiều góc nhìn, có thể là thông minh, có thể là gian hùng. Tuy nhiên, cho dù ông đã đóng góp nhiều thế nào đi nữa, thông minh thế nào đi nữa thì rõ ràng, Hồ Quý Ly đã thua lòng dân. Những gì ông làm cho dân chúng nhà Trần là những việc đi trước thời đại nhưng cải cách ông làm không được ai ủng hộ. Với những cá nhân như Nguyên Hàng, Khát Chân, Đoàn Xuân Lôi thì việc làm cải cách của Hồ Quý Ly là những chính sách trái với lề lối tổ tiên, là dấu hiệu của âm mưu thoán nghịch, trái lại, trong con mắt tôn thờ của những người cùng phe cánh như Nguyễn Cẩn, Hán Thương thì đó là việc làm của một bậc minh trí, dũng cảm. Ông vua già Nghệ Tông thì lại đầy mâu thuẫn, chính ông là người ủng hộ các chính sách của Quý Ly nhưng “dùng dằng” trong nỗi lo sợ không dám một sự “thay đổi” lớn lao trong đất nước. Sự xuất hiện của Nguyễn Trãi, và cuộc trò chuyện với Hồ Nguyên Trừng ở những chương cuối câu chuyện từ đó cho thấy rằng Nguyễn Trãi đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong lịch sử của một thời đại mới là thời Hậu Lê. Kết truyện, Hồ Quý Ly xử chém hàng loạt các phản thần trong những ngày hội đầu tiên của nước Đại Ngu cùng cảnh biệt ly người tình của Hồ Nguyên Trừng. Câu chuyện kết thúc bởi chiến thắng của Hồ Quý Ly trong cuộc đấu đá cung đình, một chiến thắng tạm thời.

    Bình luận
  2. Hồ Quý Ly ( 1336  1407), lấy tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401 tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407.

    Thời niên thiếu, Hồ Quý Ly theo học võ, gia nhập chốn quan trường triều Trần sau khi đỗ thi Hương, khoa Hoành từ. Hồ Quý Ly có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông, do đó ông được sự tín nhiệm khi Trần Nghệ Tông lên làm vua. Năm 1372, ông được phong làm Tham mưu quân sự. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đánh Chiêm Thành bị tử trận, Hồ Quý Ly kinh hãi, bỏ chạy về trước, nhưng vẫn được tha tội. Năm 1380, Hồ Quý Ly làm Thống lĩnh quân Đại Việt để chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng. Từ đó, ông có quyền lực gần như tuyệt đối trong triều, các tông tộc, quan lại trung thành với họ Trần đã có 2 lần chính biến nhằm lật đổ sự thống trị của Quý Ly nhưng ông đều giành chiến thắng và đã có nhiều người bị hành quyết sau đó.

    Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu  Đại Ngu, chưa được 1 năm trao ngôi cho con và làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm đại quyền. Hồ Quý Ly đã đề ra những cải cách về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Mười tháng sau khi lên ngôi, ông đã phát binh thảo phạt Chiêm Thành, qua hai lần phát binh, chiếm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy (1402). Năm sau (1403), ông còn cho đại quân bao vây Đồ Bàn nhưng không thắng. Đến năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu. Do không được lòng dân, binh sỹ bất mãn nên quân nhà Hồ thất bại nhanh chóng, lui dần về phía nam và thất bại toàn cục năm 1407 khi cha con Hồ Quý Ly đều bị quân Minh bắt và giải về Trung Quốc.

    Các sử quan thời quân chủ của Đại Việt sau này khi biên soạn các bộ sử của triều đình như sách Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đã không coi nhà Hồ như một triều đại chính thống. Họ đã chỉ trích việc giết vua cướp ngôi, các chính sách làm mất lòng dân của Hồ Quý Ly và coi việc họ Hồ thất bại trước nhà Minh là kết cục tất yếu.

    Bình luận

Viết một bình luận