Tóm tắt NT đặc sắc của các Văn bản nghị luận đang học ( 40 đỉm các bạn ơi giúp mình vớiii )

Tóm tắt NT đặc sắc của các Văn bản nghị luận đang học
( 40 đỉm các bạn ơi giúp mình vớiii )

0 bình luận về “Tóm tắt NT đặc sắc của các Văn bản nghị luận đang học ( 40 đỉm các bạn ơi giúp mình vớiii )”

  1. Các văn bản nghị luận

    1

    Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

    Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

    Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

    Chứng minh

    Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận

    Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

    2

    Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

    Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

    Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.

    Chứng minh (kết hợp với giải thích)

    Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

    Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

    3Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

    Đức tính giản dị của Bác Hồ.

    Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

    Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luậ)

    Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

    Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

    4

    Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

    Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

    Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.

    Giải thích (kết hợp với bình luận)

    -Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục

    -Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

    Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

    Bình luận

Viết một bình luận