0 bình luận về “tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của lê quý đôn”
1. Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 mất ngày 14/4 năm Giáp Thìn (11/6/1784). Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà (nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên (đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình (còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên). Bước quan bộ của Lê Quý Đôn khá lận đận, nhưng cũng có nhiều lần giữ trọng trách: Khi làm việc ở Ban quản tu Quốc tử quán; Thị giảng viện Hàn lâm; khi nhận việc trong phủ chúa; khi được phái đi sứ sang Trung Quốc. Khi mất ông được truy phong là thượng thư Bộ công. Suốt đời ôm ấp hoài bão lớn.
a. Về chính trị: Thi hành những cải cách, thiết định lại pháp chế, chăm lo đời sống kinh tế, làm cho dân giầu – nước mạnh, xã hội đạt đến mức thái bình – thịnh trị.
b. Về văn hoá và văn học: Được đọc sách và chuyên tâm viết sách. Trần Danh Lâm-bạn cùng thời đã nhận xét về ông: không sách gì không đọc, không vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết… Lê Quý Đôn đã từng nói: Đọc sách mà tìm được nghĩa cũng như tìm được một thuyền hạt ngọc. Tài năng, đức độ, trí tuệ, phong cách của Lê Quý Đôn xứng danh là nhà Bác học lớn của Việt Nam. Nhưng cuộc đời Lê quý Đôn, chưa bao giờ được chính quyền Lê – Trịnh tạo đủ điều kiện để ông thi thố tài năng về chính trị. Dù là có quyền chức, cơ bản Lê Quý Đôn vẫn là người bất đắc chí.
2. Lê Quý Đôn đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế chính trị, văn hoá, địa lý, nông học… Trong đó đặc biệt phải kể tới các công trình biên khảo về văn học và sử học. ở lĩnh vực nào, Lê Quý Đôn cũng nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo và ý thức tự tôn – tự cường dân tộc. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học của ông:
– Về văn học: Có bộ sưu tầm: Toàn việt thi lục , lựa chọn và giới thiệu 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý. Ông là tác giả của tập thơ: Quế đường thi tập – rất nổi tiếng.
– Về sử học: Có: “ Đại việt thông sử”, “ Phủ biên tạp lục”, “ Kiến văn tiểu lục”, “ Bắc sử thông lục”.
– Về triết học: Có: “ Thư kinh diễn nghĩa”, “ Dịch kinh phu thuyết”, “Xuân thu lược luận”, “ Quần thư khảo biện”
– Về kinh tế và nông học: Có bộ: “Vân đài loại ngữ” rất đồ sộ khiến người đời sau muốn tra cứu nhiều lĩnh vực khoa học – đời sống từ mấy trăm năm về trước nhất thiết phải tìm đọc.
1. Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 mất ngày 14/4 năm Giáp Thìn (11/6/1784). Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà (nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên (đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình (còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên). Bước quan bộ của Lê Quý Đôn khá lận đận, nhưng cũng có nhiều lần giữ trọng trách: Khi làm việc ở Ban quản tu Quốc tử quán; Thị giảng viện Hàn lâm; khi nhận việc trong phủ chúa; khi được phái đi sứ sang Trung Quốc. Khi mất ông được truy phong là thượng thư Bộ công. Suốt đời ôm ấp hoài bão lớn.
a. Về chính trị: Thi hành những cải cách, thiết định lại pháp chế, chăm lo đời sống kinh tế, làm cho dân giầu – nước mạnh, xã hội đạt đến mức thái bình – thịnh trị.
b. Về văn hoá và văn học: Được đọc sách và chuyên tâm viết sách. Trần Danh Lâm-bạn cùng thời đã nhận xét về ông: không sách gì không đọc, không vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết… Lê Quý Đôn đã từng nói: Đọc sách mà tìm được nghĩa cũng như tìm được một thuyền hạt ngọc. Tài năng, đức độ, trí tuệ, phong cách của Lê Quý Đôn xứng danh là nhà Bác học lớn của Việt Nam. Nhưng cuộc đời Lê quý Đôn, chưa bao giờ được chính quyền Lê – Trịnh tạo đủ điều kiện để ông thi thố tài năng về chính trị. Dù là có quyền chức, cơ bản Lê Quý Đôn vẫn là người bất đắc chí.
2. Lê Quý Đôn đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế chính trị, văn hoá, địa lý, nông học… Trong đó đặc biệt phải kể tới các công trình biên khảo về văn học và sử học. ở lĩnh vực nào, Lê Quý Đôn cũng nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo và ý thức tự tôn – tự cường dân tộc. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học của ông:
– Về văn học: Có bộ sưu tầm: Toàn việt thi lục , lựa chọn và giới thiệu 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý. Ông là tác giả của tập thơ: Quế đường thi tập – rất nổi tiếng.
– Về sử học: Có: “ Đại việt thông sử”, “ Phủ biên tạp lục”, “ Kiến văn tiểu lục”, “ Bắc sử thông lục”.
– Về triết học: Có: “ Thư kinh diễn nghĩa”, “ Dịch kinh phu thuyết”, “Xuân thu lược luận”, “ Quần thư khảo biện”
– Về kinh tế và nông học: Có bộ: “Vân đài loại ngữ” rất đồ sộ khiến người đời sau muốn tra cứu nhiều lĩnh vực khoa học – đời sống từ mấy trăm năm về trước nhất thiết phải tìm đọc.
Chúc bạn học tốt!Nếu được cho mình xin CTLHN nhé!