Tổng hợp lí thuyết vật lí từ lớp 6 -> 9 Chỉ cần lí thuyết thôi nha !! tìm ở đâu cx đc .

By Charlie

Tổng hợp lí thuyết vật lí từ lớp 6 -> 9
Chỉ cần lí thuyết thôi nha !!
tìm ở đâu cx đc .

0 bình luận về “Tổng hợp lí thuyết vật lí từ lớp 6 -> 9 Chỉ cần lí thuyết thôi nha !! tìm ở đâu cx đc .”

  1. Đáp án:

    Vật lí 6

    1/ Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

    2/ Kết quả tác dụng của lực: lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

    3/ hai lực cân bằng: là hai lực có cùng phương tác dụng, cùng cường độ (độ lớn), cùng tác dụng lên một vật và ngược chiều.

    4/ Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật : làm vật đó tiếp tục đứng yên (nêu vật đang đứng yên).

    5/ Trọng lực: – Trọng lực hút của Trái Đất lên mọi vật xung quanh nó.- Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.- Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng.

    6/  Đơn vị của lực là N (đọc là Niu tơn).

    7/ Khối lượng riêng: Khối lượng của 1m3 của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

    8/  Đơn vị của khối lượng riêng: là 3mkg. Hoặc viết Kg/m3

    9/ Trọng lượng riêng: Trọng lượng của 1m3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

    10/  Đơn vị của trọng lượng riêng : là 3mN. hoặc viết N/m3

    11/  Các máy cơ đơn giản:

    a) Mặt phẳng nghiêng:

    =>Lực léo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

    => Quãng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

    b) Đòn bẩy :

    Với 0: Điểm tựa

    01: Điểm tác dụng của lực F1

    02: Điểm tác dụng của lực F2

    => 002 > 001 thì F2 < F1 và ngược lại

    c) Ròng rọc:

    Ròng rọc cố định: không cho lợi về lực, chỉ cho lợi về phương của lực kéo vật.

    Ròng rọc động: cho ta lợi về lực, thiệt về quãng đường kéo (kéo dây đi dài hơn).

    12/ MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẦN NHỚ:

    1. Khối lượng: 1kg = 1000g; 1g = 0,001kg; 1tấn = 1000kg; 1kg = 0,001 tấn1g = 1000mg; 1mg = 0,001g 1tạ = 100kg; 1 lạng = 100g
    2. Chiều dài:1m = 100cm; 1cm = 0,01m; 1cm = 10mm; 1mm = 0,1c
    3. Thời gian: 1h = 60phút = 3600 giây(s)

    Vật lí 7

    Chương I: Quang học

    1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

    + Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

    + Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

    + Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

    1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

    + Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

    + Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

    + Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    + Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới.

    + Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

    + Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

    1. Gương cầu lồi:

    + gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Hình ảnh phản chiếu luôn nhỏ hơn vật.

    1. Định luật phản xạ ánh sáng

    + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

    + Góc phản xạ bằng góc tới.

    1.  Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

    + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

    + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

    + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có

    đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

    1. Gương cầu lồi_ gương cầu lõm:

    +  Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Ảnh ảo của gương cầu lồi bé hơn vật.

    +  Gương cầu lõm  là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm. Ảnh ảo của gương cầu lõm luôn lớn hơn vật.

    Chương II: Âm học:

    1. Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm. Ví dụ: loa, tiếng nói, tiếng gõ trống, …
    2. Độ cao của âm

    – Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

    – Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

    – Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

    1. Phản xạ âm _ Tiếng vang

    + Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

    + Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

    1. Độ to của âm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
    2. Chống ô nhiễm tiếng ồn:

    + Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

    + Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.

    1. Môi trường truyền âm
    • Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí, nhưng không thê truyền qua môi trường chân không.
    • Càng xa nguồn âm thì âm ghe càng nhỏ và ngược lại
    • Vận tốc truyền âm trong: không khí < nước < thép

    Không khíNướcThép340m/s1500m/s6100m/sChương III: Điện học:

    1. Sự nhiễm điệm do cọ sát:
    • Điệnlà tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý.
    • Quá trình vật trung hòa về điện trở thành điện tích khi tích điện
    • Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
    • Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
    1. Hai loại điện tích:
    • Điện tích: một tính chất của các hạt  nguyên tử, xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ.
    • Trong điều kiện bình thường mọi vật trung hòa về điện có tổng điện bằng không. Khi một vật cho hay nhận điện tử âm vật sẽ trở thành điện tích dương hay âm. Khi một vật nhận electron sẽ trở thành có điện tích âm. Khi một vật cho electron sẽ trở thành có điện tích dương.
    • Vật + e = điện tích âm. Vật – e = điện tích dương
    • Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện khác loại thì hút nhau.
    1. Nguồn điện _Dòng điện
    • Nguồn điện một chiều là nguồn điệnphát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại Pin, Ắc Quy
    1. Chất dẫn điện và chất cách điện
    • Dẫn điệnlà khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất.
    • Chất cách điện là các chất dẫn điệnkém, có điện trở suất rất lớn (khoảng 106 – 1015 Ωm). Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác.
    • Nhiều chất cách điện là các chất điện môi, tuy nhiên cũng có những môi trường cách điện không phải là chất điện môi (như chân không).
    • Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện)
    • Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện.
    1. Sơ đồ mạch điện _ Chiều dòng điện
    • Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện để lắp mạch điện tương ứng.
    • Dòng điện từ cực dương, qua các thiết bị điện về

    cực âm gọi là chiều dòng điện

    1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
    • Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên.
    • Quan sát giữa điện và vật cho thấy khi vật dẫn điện vật sẽ tạo ra Ánh sáng quang nhiệt.
    • Dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng.
    1. Tác dụng từ, tác dụng hóa và tác dụng sinh lí của dòng điện
    • Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
    • Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
    • Dòng điện có tác dụng dinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật
    1. Cường độ dòng điện
    • Dòng điệncàng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
    • Ampe ký hiệu A, là đơn vị đo cường độ dòng điện
    1. Hiệu điện thế:
    • Hiệu điện thếhay điện áp (kí hiệu ∆V và có đơn vị của điện thế: vôn) là sự khác biệt về điện thế giữa hai điểm.[1] Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.
    1. An toàn khi sử dụng điện:

    + Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thể 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.

    + Cầu trì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

    + Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

    Vật lí 8

    1. CƠ HỌC 

    CHỦ ĐỀ

    KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    GHI CHÚ

    1.Chuyển động cơ học

    ·         Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

    ·         Chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc

    ·         Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng

    2.Vận tốc

    ·         Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.

    ·         Công thức: v=s/t

    + s là quãng đường đi được (m)

    + t là thời gian đi hết quãng đường đó

    ·         Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian

    Đơn vị vận tốc hợp pháp là m/s và km/h

    3.Chuyển động đều- không đều

    ·         Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian.

    ·         Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

    ·         Vận tốc trung bình của một chuyển động đều trên 1 quãng đường được tính theo công thức:

    =s/t               với: 

    4.Biểu diễn lực

    ·         Lực là một đại lượng vecto biểu diễn bằng 1 mũi tên có:

    + gốc là điểm đặt của lực.

    +phương, chiều trùng với phương chiều của lực

    + độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

    5.Sự cân bằng lực – quán tính

    ·         Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

    ·         Dưới tác dụng của các lực cân bằng, 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động đều sẽ tiếp tục chuyển động đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động quán tính.

    ·         Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

    6.Lực ma sát

    ·         Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật.

    ·         Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy.

    ·         Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

    ·         Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

    7.Áp suất

        Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

        Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

        Công thức tính áp suất là p=F/S, trong đó :  p là áp suất; F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N) ; S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2;

         Đơn vị áp suất là paxcan (Pa)

    ·                     1 Pa = 1 N/m2

    8.Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

    ·         Chất lỏng gây áp suất tác dụng lên đáy bình, thành bình và mọi điểm của vật đặt trong trong lòng chất lỏng.

    ·         Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h; trong đó, p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng.

    ·         Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.

    9.Áp suất khí quyển

    ·         Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

    ·         Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô ri xe li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

    10.Lực đẩy Ác si met

    ·         Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

    ·         Công thức lực đẩy Ác – si – mét là FA = d.V

    trong đó, FA là lực đẩy Ác-si-mét (N),

                    d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3),

                     V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).

    11.Sự nổi

    ·         Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì

      + Vật chìm xuống khi  FA < P.

      + Vật nổi lên khi  FA > P.

      + Vật lơ lửng khi P = FA

    ·            Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V, trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

    12.Công cơ học

    ·         Chỉ dùng trong trường hợp hợp lực có tác dụng vào làm vật chuyển dời.

    ·         Công cơ học phụ thuộc 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

    ·         Công thức tính công cơ học là A = F.s, trong đó, A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.

       Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J

    ·                1 J = 1 N.1 m = 1 Nm

    13.Định luật về công

    ·         Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

    14.Công suất

    ·         Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

    ·         Công thức tính công suất là P=A/t; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s).

       Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.

          1 W = 1 J/s (jun trên giây)

          1 kW (kilôoát) = 1 000 W

    ·               1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W

    15.Cơ năng

    ·         Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng.

    ·         Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

    ·         Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

    ·         Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.

    ·         Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

    ·         Cơ năng của 1 hệ bằng tổng động năng và thế năng của nó.

    16.Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

    ·         Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.

    ·         Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại.

    1. NHIỆT HỌC

    CHỦ ĐỀ

    KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    GHI CHÚ

    17. các chất được cấu tạo như thế nào?

    ·         Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

    ·         Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách

    ·         Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ, mắt không nhìn thấy được. Những hạt đường và hạt nước này khi được khuấy lên sẽ trộn lẫn với nhau. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường.

    ·              2. Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn lẫn, các hạt rượu đã xen vào khoảng cách giữa các hạt nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm đi.

    18. nguyên tử và phân từ chuyển động hay đứng yên?

    ·         Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

    ·             Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

    19.nhiệt năng

    ·         Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

    ·         Đơn vị nhiệt năng là jun (J).

    ·         Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

    ·         Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

       1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ, động năng của các phân tử đồng tăng lên.

      2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.

    20. dẫn nhiệt

    ·         Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.

    ·            Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

    21.đối lưu – bức xạ nhiệt

    ·         Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

                 Sự đối lưu trong khí quyển có tác dụng điều hòa nhiệt độ khí quyển.

    ·         Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

                 Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.

    22. công thức tính nhiệt lượng

    ·         Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.

    ·         Viết được công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. Dt, trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào, có đơn vị là J; m là khối lượng của vật có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dt = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC)

    ·         Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

    23.phương trình cân bằng nhiệt

    ·         Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

        Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

        Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

    ·             Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

    Phương trình cân bằng nhiệt:

                     Qtoả ra = Qthu vào

    trong đó: Qtoả ra = m.c. Dt;  Dt = t1 – t2

    ·                        Qthu vào = m.c. Dt;  Dt = t2 – t1

    24.năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

    ·         Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

    ·         Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt: J/kg

    ·         Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Q=q.m

    25. sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

    ·         Cơ năng, nhiệt năng có thể chuyển từ vật này sang vật khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác.

    ·         Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

    26.động cơ nhiệt

    ·         Đông cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần cơ năng của nhiên liêu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.

    ·         Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=A/Q.

    Vật lí 9

    .

    Chương I: ĐIỆN HỌC

    I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

    1. Định luật Ôm:

    “Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”

    Công thức: I=U/R

    Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

    U: Hiệu điện thế (V)

    R: Điện trở (W)

    2. Điện trở dây dẫn:

    Trị số R=U/I

    không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

    Chú ý:

    – Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

    – Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

    AI. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

    1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

    Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

    2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

    Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ

    IV. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

    “Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”

    Công thức:

    Trong đó: R: Điện trở dây dẫn, có đơn vị là (Ω)

    l: Chiều dài dây dẫn, có đơn vị là (m)

    ρ: Điện trở suất, có đơn vị là( Ω.m)

    V. BIẾN TRỞ

    1. Biến trở

    • Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
    • Các loại biến trở được sử dụng là: Biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

    2. Các kí hiệu của biến trở

    VI. Công suất điện

    1. Công suất điện

    Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

    Công thức: P = U.I. Trong đó

    P: Công suất điện, có đơn vị là (W)

    U: Hiệu điện thế, có đơn vị là (V)

    I: Cường độ dòng điện, có đơn vị là (A)

    2. Hệ quả:

    Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

    P = I2 . R hoặc P = U2/R

    3. Chú ý

    • Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
    • Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
    • Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: Giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
    • Đối với bóng đèn (dụng cụ điện) : Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:

    Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

    VII. ĐIỆN NĂNG

    1. Điện năng là gì?

    Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

    2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

    Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: Nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng …

    Ví dụ:

    – Bóng đèn dây tóc: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    – Đèn LED: Điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

    – Nồi cơn điện, bàn là: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    – Quạt điện, máy bơn nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

    2. Hiệu suất sử dụng điện

    Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

    công thức: 

    A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng, đơn vị là J

    A: Điện năng tiêu thụ, đơn vị là J

    H: Hiệu suất

    Chú ý: + Hiệu suất:

    VIII. CÔNG DÒNG ĐIỆN (điện năng tiêu thụ)

    1/ Công dòng điện

    Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

    Công thức: A = P.t = U.I.t với:

    A: Công dòng điện (J)

    P: Công suất điện (W)

    U: Hiệu điện thế (V)

    t: Thời gian (s)

    2/ Đo điện năng tiêu thụ

    Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).

    1 KWh = 3 600 000J

    IX. ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ

    (Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)

    “Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”

    Công thức: Q = I2.R.t với:

    Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

    I: Cường độ dòng điện (A)

    R: Điện trở (W)

    t: Thời gian (s)

    * Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24.I2 .R.t

    1 Jun = 0,24 calo

    1 calo = 4,18 Jun

    Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC

    1. Nam châm vĩnh cửu.

    a) Từ tính của nam châm:

    Nam châm nào cũng có hai từ cực, khi để tự do cực luôn luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc, kí hiệu là N (màu đậm). Còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam, kí hiệu là S (màu nhạt)

    b) Tương tác giữa hai nam châm.:

    Khi đưa từ cực của 2 nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

    2. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

    a) Lực từ:

    * Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (Lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

    b)Từ trường:

    Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường

    c) Cách nhận biết từ trường:

    Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường

    3. Từ phổ – đường sức từ

    a) Từ phổ.

    Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

    b) Đường sức từ:

    – Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực N, đi vào cực S của nam châm

    – Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

    4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

    a)Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:

    – Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm là giống nhau – Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

    b) Quy tắc nắm tay phải: (Áp dụng tìm chiều dòng điện, chiều đường sức từ)

    Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

    PHẦN I: Hiện tượng cảm ứng điện từ

    1. Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái?

    – Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

    – Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

    2. Phát biểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

    Trả lời: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

    3. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, máy biến thế?

    Trả lời:

    + Máy phát điện xoay chiều:

    – Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dãn. Một trong hai bộ phận quay gọi là roto, bộ phận còn lại đứng yên gọi là stato.

    – Hoạt động: Khi nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn biến thiên và trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

    + Máy biến thế:

    – Cấu tạo: Gốm hai phần

    • Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn thứ nhất mắc vào mạng điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp (n1 vòng dây), cuộn thứ hai mắc vào vật tiêu thụ điện gọi là cuộn thứ cấp (n2 vòng dây).
    • Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho hai cuộn dây.

    – Hoạt động : Khi cuộn sơ được mắc vào mạng điện xoay chiều , dòng điện này tạo ra một từ trường biến thiên làm cho lõi sắt nhiễm từ. Sự biến thiên của từ trường trong lõi sắt này làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp. Nếu cuộn thứ cấp được nối với vật tiêu thụ điện, trong cuộn thứ cấp có dòng điện xoay chiều.

    PHẦN II: Quang học

    4. Như thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

    Trả lời: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

    5. Đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có gì giống và khác nhau?

    + Giống: Tia tới qua quang tâm luôn truyền thẳng không đổi hướng.

    + Khác:

    Vị trí vật trước thấu kínhTính chất của ảnh- Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm.
    – Tia tới đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song
    với trục chính.

    – Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló có phần kéo dài qua tiêu điểm.

    – Tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính.

    6. Nếu tính chất ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì?

    + Thấu kính hội tụ:

    Vật nằm trong tiêu cựcho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vậtVật nằm ngoài tiêu cự (f<d<2f)cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vậtVật nằm ngoài tiêu cự (d>2f)cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vậtVật ở rất xa thấu kínhcho ảnh thật cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

    + Thấu kính phân kì:

    Vị trí vật trước thấu kínhTính chất của ảnhVật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kínhluôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và
    luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.Vật ở rất xa thấu kínhcho ảnh ảo cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự

    7. Như thế nao là mắt cận, mắt lão? Nêu cách sửa trong hai trường hợp này?

    + Mắt cận: Mắt cận là mắt nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ các vật ở xa. Để sửa tật cận thị thì phải đe thấu kính phân kì.

    + Mắt lão: Mắt lão là mắt nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. Để sửa tật cận thị thì phải đe thấu kính phân hội tụ.

    8. Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng, phát ra ánh sáng màu? Cách tạo ra ánh sáng màu?

    • Nguồn phát ra ánh sáng trắng: Ánh sáng tự nhiên của mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn); ánh sáng của các loại đèn dây tóc nóng sáng: đèn pha xe ôtô, xe máy, bóng đèn pin …
    • Các nguồn phát ra ánh sáng màu như đèn led, đèn bút laze, lửa lò gaz, lửa mỏ hàn..
    • Có thể tạo ra nguồn sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua các tấm lọc màu.

    Trả lời
  2. 1/ Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

    2/ Kết quả tác dụng của lực: lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

    3/ hai lực cân bằng: là hai lực có cùng phương tác dụng, cùng cường độ (độ lớn), cùng tác dụng lên một vật và ngược chiều.

    4/ Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật : làm vật đó tiếp tục đứng yên (nêu vật đang đứng yên).

    5/ Trọng lực: – Trọng lực hút của Trái Đất lên mọi vật xung quanh nó.- Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.- Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng.

    6/  Đơn vị của lực là N (đọc là Niu tơn).

    7/ Khối lượng riêng: Khối lượng của 1m3 của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

    8/  Đơn vị của khối lượng riêng: là 3mkg. Hoặc viết Kg/m3

    9/ Trọng lượng riêng: Trọng lượng của 1m3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

    10/  Đơn vị của trọng lượng riêng : là 3mN. hoặc viết N/m3

    11/  Các máy cơ đơn giản:

    a) Mặt phẳng nghiêng:

    =>Lực léo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

    => Quãng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

    b) Đòn bẩy :

    Với 0: Điểm tựa

    01: Điểm tác dụng của lực F1

    02: Điểm tác dụng của lực F2

    => 002 > 001 thì F2 < F1 và ngược lại

    c) Ròng rọc:

    Ròng rọc cố định: không cho lợi về lực, chỉ cho lợi về phương của lực kéo vật.

    Ròng rọc động: cho ta lợi về lực, thiệt về quãng đường kéo (kéo dây đi dài hơn).

    Chương I: Quang học

    1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

    + Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

    + Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

    + Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

    1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

    + Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

    + Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

    + Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    + Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới.

    + Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

    + Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

    1. Gương cầu lồi:

    + gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Hình ảnh phản chiếu luôn nhỏ hơn vật.

    1. Định luật phản xạ ánh sáng

    + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

    + Góc phản xạ bằng góc tới.

    1.  Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

    + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

    + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

    + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có

    đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

    1. Gương cầu lồi_ gương cầu lõm:

    +  Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Ảnh ảo của gương cầu lồi bé hơn vật.

    +  Gương cầu lõm  là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm. Ảnh ảo của gương cầu lõm luôn lớn hơn vật.

    Chương II: Âm học:

    1. Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm. Ví dụ: loa, tiếng nói, tiếng gõ trống, …
    2. Độ cao của âm

    – Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

    – Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

    – Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

    1. Phản xạ âm _ Tiếng vang

    + Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

    + Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

    1. Độ to của âm: Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
    2. Chống ô nhiễm tiếng ồn:

    + Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

    + Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.

    1. Môi trường truyền âm
    • Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí, nhưng không thê truyền qua môi trường chân không.
    • Càng xa nguồn âm thì âm ghe càng nhỏ và ngược lại
    • Vận tốc truyền âm trong: không khí < nước < thép

    Không khíNướcThép340m/s1500m/s6100m/sChương III: Điện học:

    1. Sự nhiễm điệm do cọ sát:
    • Điệnlà tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý.
    • Quá trình vật trung hòa về điện trở thành điện tích khi tích điện
    • Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
    • Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
    1. Hai loại điện tích:
    • Điện tích: một tính chất của các hạt  nguyên tử, xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ.
    • Trong điều kiện bình thường mọi vật trung hòa về điện có tổng điện bằng không. Khi một vật cho hay nhận điện tử âm vật sẽ trở thành điện tích dương hay âm. Khi một vật nhận electron sẽ trở thành có điện tích âm. Khi một vật cho electron sẽ trở thành có điện tích dương.
    • Vật + e = điện tích âm. Vật – e = điện tích dương
    • Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện khác loại thì hút nhau.
    1. Nguồn điện _Dòng điện
    • Nguồn điện một chiều là nguồn điệnphát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại Pin, Ắc Quy
    1. Chất dẫn điện và chất cách điện
    • Dẫn điệnlà khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất.
    • Chất cách điện là các chất dẫn điệnkém, có điện trở suất rất lớn (khoảng 106 – 1015 Ωm). Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác.
    • Nhiều chất cách điện là các chất điện môi, tuy nhiên cũng có những môi trường cách điện không phải là chất điện môi (như chân không).
    • Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện)
    • Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện.
    1. Sơ đồ mạch điện _ Chiều dòng điện
    • Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện để lắp mạch điện tương ứng.
    • Dòng điện từ cực dương, qua các thiết bị điện về

    cực âm gọi là chiều dòng điện

    1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
    • Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên.
    • Quan sát giữa điện và vật cho thấy khi vật dẫn điện vật sẽ tạo ra Ánh sáng quang nhiệt.
    • Dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng.
    1. Tác dụng từ, tác dụng hóa và tác dụng sinh lí của dòng điện
    • Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
    • Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi có dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
    • Dòng điện có tác dụng dinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật
    1. Cường độ dòng điện
    • Dòng điệncàng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
    • Ampe ký hiệu A, là đơn vị đo cường độ dòng điện
    1. Hiệu điện thế:
    • Hiệu điện thếhay điện áp (kí hiệu ∆V và có đơn vị của điện thế: vôn) là sự khác biệt về điện thế giữa hai điểm.[1] Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.
    1. An toàn khi sử dụng điện:

    + Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thể 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.

    + Cầu trì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

    + Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

    1. CƠ HỌC

    CHỦ ĐỀ

    KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    GHI CHÚ

    1.Chuyển động cơ học

    ·         Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

    ·         Chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc

    ·         Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng

    2.Vận tốc

    ·         Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.

    ·         Công thức: v=s/t

    + s là quãng đường đi được (m)

    + t là thời gian đi hết quãng đường đó

    ·         Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian

    Đơn vị vận tốc hợp pháp là m/s và km/h

    3.Chuyển động đều- không đều

    ·         Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian.

    ·         Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

    ·         Vận tốc trung bình của một chuyển động đều trên 1 quãng đường được tính theo công thức:

    =s/t               với: 

    4.Biểu diễn lực

    ·         Lực là một đại lượng vecto biểu diễn bằng 1 mũi tên có:

    + gốc là điểm đặt của lực.

    +phương, chiều trùng với phương chiều của lực

    + độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

    5.Sự cân bằng lực – quán tính

    ·         Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

    ·         Dưới tác dụng của các lực cân bằng, 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động đều sẽ tiếp tục chuyển động đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động quán tính.

    ·         Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

    6.Lực ma sát

    ·         Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật.

    ·         Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy.

    ·         Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

    ·         Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

    7.Áp suất

        Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

        Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

        Công thức tính áp suất là p=F/S, trong đó :  p là áp suất; F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N) ; S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2;

         Đơn vị áp suất là paxcan (Pa)

    ·                     1 Pa = 1 N/m2

    8.Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

    ·         Chất lỏng gây áp suất tác dụng lên đáy bình, thành bình và mọi điểm của vật đặt trong trong lòng chất lỏng.

    ·         Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h; trong đó, p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng.

    ·         Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.

    9.Áp suất khí quyển

    ·         Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

    ·         Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô ri xe li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

    10.Lực đẩy Ác si met

    ·         Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

    ·         Công thức lực đẩy Ác – si – mét là FA = d.V

    trong đó, FA là lực đẩy Ác-si-mét (N),

                    d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3),

                     V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).

    11.Sự nổi

    ·         Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì

      + Vật chìm xuống khi  FA < P.

      + Vật nổi lên khi  FA > P.

      + Vật lơ lửng khi P = FA

    ·            Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V, trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

    12.Công cơ học

    ·         Chỉ dùng trong trường hợp hợp lực có tác dụng vào làm vật chuyển dời.

    ·         Công cơ học phụ thuộc 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

    ·         Công thức tính công cơ học là A = F.s, trong đó, A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật, s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.

       Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J

    ·                1 J = 1 N.1 m = 1 Nm

    13.Định luật về công

    ·         Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

    14.Công suất

    ·         Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

    ·         Công thức tính công suất là P=A/t; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s).

       Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.

          1 W = 1 J/s (jun trên giây)

          1 kW (kilôoát) = 1 000 W

    ·               1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W

    15.Cơ năng

    ·         Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng.

    ·         Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

    ·         Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

    ·         Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.

    ·         Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

    ·         Cơ năng của 1 hệ bằng tổng động năng và thế năng của nó.

    16.Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

    ·         Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.

    ·         Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại.

    1. NHIỆT HỌC

    CHỦ ĐỀ

    KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    GHI CHÚ

    17. các chất được cấu tạo như thế nào?

    ·         Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

    ·         Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách

    ·         Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ, mắt không nhìn thấy được. Những hạt đường và hạt nước này khi được khuấy lên sẽ trộn lẫn với nhau. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường.

    ·              2. Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn lẫn, các hạt rượu đã xen vào khoảng cách giữa các hạt nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm đi.

    18. nguyên tử và phân từ chuyển động hay đứng yên?

    ·         Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

    ·             Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

    19.nhiệt năng

    ·         Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

    ·         Đơn vị nhiệt năng là jun (J).

    ·         Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

    ·         Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

       1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ, động năng của các phân tử đồng tăng lên.

      2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.

    20. dẫn nhiệt

    ·         Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.

    ·            Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

    21.đối lưu – bức xạ nhiệt

    ·         Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

                 Sự đối lưu trong khí quyển có tác dụng điều hòa nhiệt độ khí quyển.

    ·         Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

                 Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.

    22. công thức tính nhiệt lượng

    ·         Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.

    ·         Viết được công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. Dt, trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào, có đơn vị là J; m là khối lượng của vật có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dt = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC)

    ·         Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

    23.phương trình cân bằng nhiệt

    ·         Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

        Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

        Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

    ·             Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

    Phương trình cân bằng nhiệt:

                     Qtoả ra = Qthu vào

    trong đó: Qtoả ra = m.c. Dt;  Dt = t1 – t2

    ·                        Qthu vào = m.c. Dt;  Dt = t2 – t1

    24.năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

    ·         Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

    ·         Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt: J/kg

    ·         Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Q=q.m

    25. sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

    ·         Cơ năng, nhiệt năng có thể chuyển từ vật này sang vật khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác.

    ·         Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

    26.động cơ nhiệt

    ·         Đông cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần cơ năng của nhiên liêu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.

    ·         Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=A/Q.

    .

    1. Định luật Ôm:

    “Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”

    Công thức: I=U/R

    Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

    U: Hiệu điện thế (V)

    R: Điện trở (W)

    2. Điện trở dây dẫn:

    Trị số R=U/I

    không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

    Chú ý:

    – Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

    – Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

    1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

    Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

    2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

    Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ

    IV. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

    “Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”

    Công thức:

    Trong đó: R: Điện trở dây dẫn, có đơn vị là (Ω)

    l: Chiều dài dây dẫn, có đơn vị là (m)

    ρ: Điện trở suất, có đơn vị là( Ω.m)

    1. Biến trở

    • Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
    • Các loại biến trở được sử dụng là: Biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

    1. Công suất điện

    Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

    Công thức: P = U.I. Trong đó

    P: Công suất điện, có đơn vị là (W)

    U: Hiệu điện thế, có đơn vị là (V)

    I: Cường độ dòng điện, có đơn vị là (A)

    2. Hệ quả:

    Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

    P = I2 . R hoặc P = U2/R

    3. Chú ý

    • Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
    • Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
    • Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: Giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
    • Đối với bóng đèn (dụng cụ điện) : Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:

    Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

    Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

    Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: Nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng …

    Ví dụ:

    – Bóng đèn dây tóc: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    – Đèn LED: Điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

    – Nồi cơn điện, bàn là: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    – Quạt điện, máy bơn nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

    Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

    công thức: 

    A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng, đơn vị là J

    A: Điện năng tiêu thụ, đơn vị là J

    H: Hiệu suất

    Chú ý: + Hiệu suất:

    1/ Công dòng điện

    Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

    Công thức: A = P.t = U.I.t với:

    A: Công dòng điện (J)

    P: Công suất điện (W)

    U: Hiệu điện thế (V)

    t: Thời gian (s)

    2/ Đo điện năng tiêu thụ

    Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).

    1 KWh = 3 600 000J

    IX. ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ

    (Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)

    “Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”

    Công thức: Q = I2.R.t với:

    Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

    I: Cường độ dòng điện (A)

    R: Điện trở (W)

    t: Thời gian (s)

    * Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24.I2 .R.t

    1 Jun = 0,24 calo

    1 calo = 4,18 Jun

    1. Nam châm vĩnh cửu.

    a) Từ tính của nam châm:

    Nam châm nào cũng có hai từ cực, khi để tự do cực luôn luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc, kí hiệu là N (màu đậm). Còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam, kí hiệu là S (màu nhạt)

    b) Tương tác giữa hai nam châm.:

    Khi đưa từ cực của 2 nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

    2. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

    a) Lực từ:

    * Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (Lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

    b)Từ trường:

    Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường

    c) Cách nhận biết từ trường:

    Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường

    3. Từ phổ – đường sức từ

    a) Từ phổ.

    Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

    b) Đường sức từ:

    – Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực N, đi vào cực S của nam châm

    – Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

    4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

    a)Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:

    – Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm là giống nhau – Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

    b) Quy tắc nắm tay phải: (Áp dụng tìm chiều dòng điện, chiều đường sức từ)

    Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

     Quy tắc nắm tay phải:Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

    – Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

     Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

    + Máy phát điện xoay chiều:

    – Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dãn. Một trong hai bộ phận quay gọi là roto, bộ phận còn lại đứng yên gọi là stato.

    – Hoạt động: Khi nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn biến thiên và trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

    + Máy biến thế:

    – Cấu tạo: Gốm hai phần

    • Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn thứ nhất mắc vào mạng điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp (n1 vòng dây), cuộn thứ hai mắc vào vật tiêu thụ điện gọi là cuộn thứ cấp (n2 vòng dây).
    • Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho hai cuộn dây.

    – Hoạt động : Khi cuộn sơ được mắc vào mạng điện xoay chiều , dòng điện này tạo ra một từ trường biến thiên làm cho lõi sắt nhiễm từ. Sự biến thiên của từ trường trong lõi sắt này làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp. Nếu cuộn thứ cấp được nối với vật tiêu thụ điện, trong cuộn thứ cấp có dòng điện xoay chiều.

     Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

    + Giống: Tia tới qua quang tâm luôn truyền thẳng không đổi hướng.

    + Khác:

    Vị trí vật trước thấu kínhTính chất của ảnh- Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm.
    – Tia tới đi qua tiêu điểm thì cho tia ló song song
    với trục chính.

    – Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló có phần kéo dài qua tiêu điểm.

    – Tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính

    + Thấu kính hội tụ:

    Vật nằm trong tiêu cựcho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vậtVật nằm ngoài tiêu cự (f<d<2f)cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vậtVật nằm ngoài tiêu cự (d>2f)cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vậtVật ở rất xa thấu kínhcho ảnh thật cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

    + Thấu kính phân kì:

    Vị trí vật trước thấu kínhTính chất của ảnhVật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kínhluôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và
    luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.Vật ở rất xa thấu kínhcho ảnh ảo cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự

    + Mắt cận: Mắt cận là mắt nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ các vật ở xa. Để sửa tật cận thị thì phải đe thấu kính phân kì.

    + Mắt lão: Mắt lão là mắt nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. Để sửa tật cận thị thì phải đe thấu kính phân hội tụ.

    • Nguồn phát ra ánh sáng trắng: Ánh sáng tự nhiên của mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn); ánh sáng của các loại đèn dây tóc nóng sáng: đèn pha xe ôtô, xe máy, bóng đèn pin …
    • Các nguồn phát ra ánh sáng màu như đèn led, đèn bút laze, lửa lò gaz, lửa mỏ hàn..
    • Có thể tạo ra nguồn sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua các tấm lọc màu.

            CÁI NÀY MÌNH LẤY TRÊN MẠNG NHA CHỨ KHÔNG COPPY CỦA BẠN Ở TRÊN

                                                 CHO MÌNH CÁI CẢM ƠN NHÉ!!!

                                                         THANKS BẠN NHIỀU :3

    Trả lời

Viết một bình luận