TRẢ LỜI GIÚP MÌNH 1/nhận xét về ý nghĩa ,tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay 2/em hãy giải thích khái niệm những biểu hi

TRẢ LỜI GIÚP MÌNH
1/nhận xét về ý nghĩa ,tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay
2/em hãy giải thích khái niệm những biểu hiện và hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh
3/ tổ chức liên hợp quốc có nhiệm vụ và vai trò ntn?
4/ nêu các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh , xu hướng chung của TG ngày nay đó là gì?
5/ trình bày hoàn cảnh ra đời ,mục tiêu của ASEAN?
CẢM ƠN MN NHIỀU!

0 bình luận về “TRẢ LỜI GIÚP MÌNH 1/nhận xét về ý nghĩa ,tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay 2/em hãy giải thích khái niệm những biểu hi”

  1. Câu 1.

    * Tích cực:

    – Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

    – Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.

    – Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

    – Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.

    – Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa. khoa học kĩ thuật… ngày càng được quốc tế hoá cao.

    * Tiêu cực:

    – Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.

    – Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ…).

    – Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội…

    Câu 2.

    *Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô làm trụ cột. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… Đây là cuộc chiến tranh không xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường (không nổ súng, không đổ máu giữa Mĩ và Liên Xô), không nổ ra cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thập kỉ từ khi diễn ra, thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng. Diễn ra chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi: Triều Tiên, Trung Đông,…

    *Biểu hiện:

    *Mĩ và các nước đế quốc:

    – Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

    – Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

    *Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

    *Hậu quả:

    – Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

    – Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra…

    Câu 3.

    – Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

    – Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.

    – Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

    Câu 4.

    – Sau Chiến tranh lạnh, thế giới trật tự thế giới 2 cực sụp đổ (với sự tan rã của Liên Xô), trật tự thế giới đang trong quá trình hình thành xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của các cường quốc: Mĩ, EU, Nhật Bản,…
    – Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mĩ có lợi thế tạm thời và đang tìm mọi cách để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu.
    – Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng vẫn còn sự bất ổn định ở nhiều nơi: Nội chiến, xung đột ở Ban căng, một số nước châu Phi, châu Á.
    – Sự kiện 11/9 đặt các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các nước pahir liên kết, hợp tác để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

    Câu 5.

    * Hoàn cảnh ra đời:

    – Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

    – Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

    ⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

    * Mục tiêu họat động:

    Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

    Bình luận

Viết một bình luận