trách nghiệm của nhà Nguyễn đối với việc để đất nước rơi vào tay thực dân pháp

trách nghiệm của nhà Nguyễn đối với việc để đất nước rơi vào tay thực dân pháp

0 bình luận về “trách nghiệm của nhà Nguyễn đối với việc để đất nước rơi vào tay thực dân pháp”

  1. Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam năm 1858 đến năm 1884, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Tuy nhiên triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp, triều đình Huế đã kí với chúng tất cả 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp.
    * Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862):  
    – Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
    – Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
    + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
    + Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
    – Triều đình kí hiệp ước này là vì:  Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc
    * Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 – 03 – 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)
    * Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883): 
    – Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì . 
    – Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. 
    – Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
    – Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
    – Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
    * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884): Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại tình Bình Thuận và Thanh – Nghệ – Tĩnh cho Trung Kì. Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn. Chấm dứt sự tồn tại của triều đaị PK nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
    Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là: Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều Nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến. Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884. 
    Như vậy, qua những hiệp ước trên cho thấy kẻ thù rất nham hiểm và âm mưu đô hộ nước ta, triều đình nhà Nguyễn từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn “Với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến”. Đúng với ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Như vậy nhà Nguyễn có trách nhiệm trong viejc đánh mất đất nước ta vào tay pháp thông qua 4 bản hiệp ước bán nước.

    ở trong hoàn cảnh đó nếu nhà nguyễn có đường lối dối nội đối ngoại đúng đắn thực hiện duy tân đất nước đoàn kết được nhân dân thì chắc chắn sẽ bảo vệ nền độc lập dân tộc=> nhà ng không làm đc điều đó

    Bình luận

Viết một bình luận