Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX – Các đề nghị cải cách tiêu biểu – Đánh giá điểm tích cực , tiêu cực và nguyên nhân thất bại

Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
– Các đề nghị cải cách tiêu biểu
– Đánh giá điểm tích cực , tiêu cực và nguyên nhân thất bại của các đề nghị cải cách.
Giúp mềnh zới mí bợn oiiiii

0 bình luận về “Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX – Các đề nghị cải cách tiêu biểu – Đánh giá điểm tích cực , tiêu cực và nguyên nhân thất bại”

  1. Các đề nghị là:

     Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

    – Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

     Nguyễn Trường Tộ (1863 – 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

    – Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    Điểm tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó,có tác động tới cách nghĩ , cách làm của một bộ phận quan lại triều đình .

    Điểm tiêu cực: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc , chưa giải quyết mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

    Nguyên nhân:

    – Diễn ra một cách lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

    -Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

    Xin ctlhn ạ ~

    Bình luận
  2. * Nội dung của các đề nghị cải cách duy tân ở nước ta sau TK XIX:

    – Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý, Nam Định.

    – Đình Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

    – Năm 1872 Viện Thương bạc xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Nam để thông thương với bên ngoài

    – Tiêu biểu nhất từ năm 1863 → 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 Bản Điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quản trị, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, …

    – Ngoài ra năm 1877 và 1872, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai bản ” Thời vụ sách ” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    * Tích cực:

    – Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, một số sĩ phu quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách canh tân đất nước. Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó đó.

    * Tiêu cực: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

    * Nguyên nhân thất bại của các đề nghị cải cách:

    – Về chủ quan: Những đề nghị cải cách trên còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa thành hệ thống. Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    – Về khách quan: Do triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luôn luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến

    – Lực lượng duy tân không được triều đình trọng dụng. Họ không phải là người nắm quyền lãnh đạo một số cải cách là các giáo dân.

    – Thiếu sự tin tưởng của nhân dân, thiếu cơ sở kinh tế xã hội thực tiễn đễ thực hiện.

    Chúc bạn học tôt. Xin 5 sao và CTLHN.

    Bình luận

Viết một bình luận