Trên 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , vẽ 2 tia Oy và Oz sao cho góc xOy = 100 độ , góc xOz = 20 độ a) Trong 3 tia Ox , Oy , Oz tia nào nằm giữa 2 tia

Trên 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , vẽ 2 tia Oy và Oz sao cho góc xOy = 100 độ , góc xOz = 20 độ
a) Trong 3 tia Ox , Oy , Oz tia nào nằm giữa 2 tia còn lại ? Vì sao?
b) Vẽ Om là phân giác của góc yOz . Tính góc xOm
c) Vẽ On là phân giác của góc xOz . Tính góc mOn
GIÚP CÂU C

0 bình luận về “Trên 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , vẽ 2 tia Oy và Oz sao cho góc xOy = 100 độ , góc xOz = 20 độ a) Trong 3 tia Ox , Oy , Oz tia nào nằm giữa 2 tia”

  1. a) Ta có $Oy$ và $Oz$ nằm cùng bờ với mặt phẳng chứa tia $Ox$. Lại có $\widehat{xOz} < \widehat{xOy}$

    Suy ra tia $Oz$ nằm giữa hai tia $Ox$ và $Oy$.

    b) Do $Oz$ nằm giữa hai tia $Ox$ và $Oy$ nên ta có

    $\widehat{yOz} = \widehat{xOy} – \widehat{xOz} = 100^{\circ} – 20^{\circ} = 80^{\circ}$

    Lại có $Om$ là tia phân giác của $\widehat{yOz}$ nên

    $\widehat{yOm} = \widehat{mOz} = \dfrac{80^{\circ}}{2} = 40^{\circ}$

    Do đó

    $\widehat{xOm} = \widehat{xOz} + \widehat{zOm} = 20^{\circ} + 40^{\circ} = 60^{\circ}$

    Vậy $\widehat{xOm} = 60^{\circ}$

    c) Do $On$ là phân giác $\widehat{xOz}$ nên

    $\widehat{xOn} = \widehat{nOz} = \dfrac{20^{\circ}}{2} = 10^{\circ}$

    Vậy

    $\widehat{mOn} = \widehat{nOz} + \widehat{zOm} = 10^{\circ} +40^{\circ} = 50^{\circ}$

    Vậy $\widehat{mOn} = 50^{\circ}$

    Bình luận
  2. (Bạn tự vẽ hình nhé!)

    a) Trên tia một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có ∠xOz= $20^{o}$, ∠xOy= $100^{o}$

    ⇒ ∠xOz < ∠xOy (vì $20^{o}$ < $100^{o}$)

    ⇒ Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy

    b) Theo câu a, ta có tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy (a)

    ⇒ ∠xOz + ∠yOz= ∠xOy (1)

    Thay ∠xOz= $20^{o}$, ∠xOy= $100^{o}$ vào (1), ta có:

                                $20^{o}$ + ∠yOz = $100^{o}$

                                                   ∠yOz = $100^{o}$ – $20^{o}$

                                                   ∠yOz = $80^{o}$

    Lại có tia Om là tia phân giác của ∠yOz

    ⇒ ∠zOm = ∠mOy = $\frac{∠yOz}{2}$ = $\frac{80^{o}}{2}$ = $40^{o}$ 

    Vậy ∠xOm= $40^{o}$ 

    c) Ta có tia Om là tia phân giác của ∠xOz

    ⇒ ∠xOn = ∠nOz = $\frac{∠xOz}{2}$ = $\frac{20^{o}}{2}$ = $10^{o}$ 

    Lại có tia Om là tia phân giác của ∠yOz và tia On là phân giác của ∠xOz

    ⇒ Tia Om nằm giữa hai tia Oz, Oy và tia On nằm giữa hai tia Ox, Oz. (b)

    Từ (a) và (b) ⇒ Tia Oz nằm giữa hai tia On và Om

    ⇒ ∠nOz + ∠zOm = ∠mOn (2)

    Thay ∠nOz = $10^{o}$, ∠zOm = $40^{o}$ vào (2), ta có:

                                        $10^{o}$ + $40^{o}$ = ∠mOn

                                                  $50^{o}$          = ∠mOn

    Vậy ∠mOn = $50^{o}$

    P/s: Câu c mình cũng không chắc nữa!

    Bình luận

Viết một bình luận