Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định . Khi đầu dưới của lò xo để tự do , lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân

Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định . Khi đầu dưới của lò xo để tự do , lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu

0 bình luận về “Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định . Khi đầu dưới của lò xo để tự do , lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân”

  1. Đáp án:

     CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!

    Giải thích các bước giải:

    100g = 0,1 g = 1 (N)

    Cứ 1N sẽ tương ứng với :

      h = 14 – 10 = 4 (cm)

    Khi tác dụng vào lò xo 2N thì lò xo sẽ giãn ra độ lớn là:

     h’ = h.2/1 = 4.2 = 8 (cm)

    Độ dài của lò xo lúc này là:

     h” = 10 + h’ = 10 + 8 = 18 (cm)

    Vậy lò xo lúc này dài 18 cm.

    Bình luận
  2. Độ biến dạng lò xo $\Delta l_1= l_1 – l_0= 4cm= 0,04m$ 

    Quả cân có trọng lượng $P= 10m= 1N$ 

    Lò xo cân bằng nên trọng lực và lực đàn hồi tác dụng lên quả cân bằng nhau 

    => $P= F_{đh}= 1N$ 

    Độ cứng lò xo $k= \frac{F_{đh} }{\Delta l_1}= 25 N/m$ 

    Khi lực đàn hồi bằng 2N, độ biến dạng bằng: $\Delta l_2= l_2 – l_0= \frac{F_{đh} }{k}= 0,08m= 8cm$ 

    => $l_2= l_0+ 8= 18cm$

    Bình luận

Viết một bình luận