Triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn : ” Nguyễn Du là địa thi hào dân tộc,nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn,danh nhân văn hóa dân tộc”

Triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn : ” Nguyễn Du là địa thi hào dân tộc,nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn,danh nhân văn hóa dân tộc”

0 bình luận về “Triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn : ” Nguyễn Du là địa thi hào dân tộc,nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn,danh nhân văn hóa dân tộc””

  1. Nguyễn Du là một nhà thơ. Chẳng những thế lại là một nhà thơ thiên tài. Chúng ta thường quen gọi những thiên tài thi ca là thi hào; chữ “hào” nói lên tài trí phi thường, vượt bực, sáng suốt, vượt lên trên những kẻ khác: “thi hào” là một nhà thơ siêu việt, với thiên tài sáng tác bao trùm cõi xa gần cao thấp của thiên địa.Nguyễn Du cũng còn được nhiều người gọi là “thi bá”, nhưng thi bá không hàm ngụ nhiều nghĩa mênh mông như “thi hào” và thường mang nghĩa một trật tự cao sang, vị thế lãnh tụ đứng đầu thống trị một tập thể nhất định, như tập thể địa phương, tập thể xã hội, tập thể quốc gia, tập thể địa lý hoặc tập thể văn chương: thi bá nói lên địa vị cự phách lỗi lạc của kẻ đứng đầu một lĩnh vực nhất định nào đó.Có kẻ là thi bá mà không thể là thi hào, có kẻ là thi hào mà nhiều khi không là thi bá: người ta có thể là thi bá của một địa phương nào đó, nhưng địa phương khác không chấp nhận; người ta có thể là thi hào đối với nước ngoài mà nhiều khi quê hương của người ấy lại không chấp nhận người ấy là thi hào.Nguyễn Du đứng ở một chỗ cao nhất, vừa đại danh đối với dân tộc Việt Nam, vừa đại tài, đại trí, đại hiền, đại triết…Nói rút gọn lại một câu:” Nguyễn Du là địa thi hào dân tộc,nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn,danh nhân văn hóa dân tộc”

    Bình luận
  2. Nguyễn Du là địa thi hào dân tộc,nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn,danh nhân văn hóa dân tộc. Quả thực những sáng tác của Nguyễn Du đã chứng minh cho ta thấy được tấm lòng nhân đạo của ông, của bậc đại thi hào, của một danh nhân văn hóa. Hình ảnh người con gái tài sắc Thúy Kiều trong Truyện Kiều của ông làm ta thấy cuộc đời sao mà đắng cay, chua xót đến thế. Nhà nhân đạo ấy đồng cảm cho thân phận nàng Kiều. Nhà nhân đạo ấy thương xót cho cuộc đời hẩm hiu của cô. Từ những sáng tác chữ Hán cho đến chữ Nôm, ta đều bắt gặp trong ông lòng yêu nước, thương dân, sự đồng cảm sâu sắc dành cho kiếp người bé mọn. Thơ Nguyễn Du không chỉ mang giá trị hiện thực mà sâu xa hơn là lòng thương người, lòng thương sâu sắc dành cho kiếp người tài hoa, bạc phận. Gọi ông là danh nhân văn hóa vì thơ ông thật sự đã khiến người đọc chua xót. Chua xót ấy không chỉ dừng lại ở thời đại của ông mà còn ở trong bạn đọc hôm nay, mai sau. Tình thương trong Nguyễn DU, sự đồng cảm trong bạn đọc, tất cả làm nên giá trị của thơ ca ông. Ông đã góp phần đem chữ Nôm trở thành chữ viết dân tộc, trở thành tình thương da diết để thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam. Và dẫu lấy từ đề tài của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng câu chuyện của Nguyễn DU rất Việt Nam, rất thấm thía trong lòng người. 

    Bình luận

Viết một bình luận