Trình bày 1 số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia ở châu phi

By Kaylee

Trình bày 1 số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia ở châu phi

0 bình luận về “Trình bày 1 số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia ở châu phi”

  1. Một số vấn đề về tự nhiên

    – Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

    – Khoáng sản và rừng đang bị khai thác mạnh dẫn đến cạn kiệt và tàn phá môi trường.

    – Giải pháp cấp bách: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi nhằm hạn chế khô hạn.

    2. Một số vấn đề dân cư và xã hội

    – Dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình rất thấp, số người bị nhiễm HIV đông.

    – Nhiều cuộc xung đột xảy ra cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

    – Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đe doạ cuộc sống của hàng trăm triệu người châu Phi.

    – Thế giới đã có nhiều biện pháp giúp đỡ nhân dân các nước nghèo ở chầu Phi.

    3. Một số vấn đề về kinh tế

    – Nền kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực, tỉ lệ tăng GDP tương đối cao trong thập niên vừa qua.

    – Đa số các nước châu Phi là nước nghèo, kinh tế kém phát triển. Một số nguyên nhân quan trọng là: sự thống trị nhiều thế kỉ của thực dân trước đây, xung đột sắc tộc, kinh nghiệm quản lí đất nước chưa cao,…

     

     

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LATINH

    1. Một số vấn để về tự nhiên, dân cư và xã hội

    – Nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

    – Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

    – Tình trạng đói nghèo của dân cư và mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo phổ biến ở nhiều nước.

    – Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra ở nhiều nước. Dân cư đô thị chiếm 75% dân số.

    2. Một số vân đề về kỉnh tế

    – Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều.

    – Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

    – Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

    – Một số quốc gia gần đây đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá một số ngành công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường mở rộng buôn bán với nước ngoài. Tình hình kinh tế được cải thiện. Biểu hiện: xuất khẩu tâng nhanh, nhiều nước đã khống chế lạm phát, tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm.

    – Quá trình cải cách kinh tế đang gặp phải sự phản ứng không nhỏ của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có của các quốc gia Mĩ Latinh.

     

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á

    VÀ KHU VỰC TRUNG Á

    1. Đặc diểm chung của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

    1.1. Tây Nam Á

    – Là khu vực rộng lớn nằm ở phía tây nam chầu Á, diện tích: khoảng 7 triệu m2, dân sô’ hơn 33 triệu người (năm 2005).

    – Tài nguyên chủ yếu: dầu mỏ, khí tự nhiên…

    + Thời cổ đại đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rờ. Đây là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Phần lớn dân cư hiện nay theo đạo Hồi.

    1.2. Trung Á

    – Diện tích gần 5,6 triệu km2.

    – Tài nguyên: giàu dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thuỷ điện, sắt, đồng, vàng và kim loại hiếm, u-ra-ni-um, muôi mỏ.

    – Khí hậu: khô hạn.

    – Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

    – Là khu vực đa dân tộc, mật độ dân sô’ thấp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi (trừ Mông Cổ).

    – Thừa hưởng được nhiều giá trị văn hoá của cả phương Đông và phương Tây.

    2. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

    2.1. Vai trò cung cấp dầu mỏ

    – Trữ lượng dầu mỏ lớn. Các quốc gia nổi tiếng: Ả-rập Xê-ut, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.

    – Khu vực này trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc bắt nguồn sâu xa từ dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực.

    2.2. Xung đột sắc tộc, xung dột tôn giáo và nạn khủng bố

    – Xung đột giữa người Ả-rập và người Do Thái, điển hình là những xung đột giữa I-xra-en với Pa-le-xtin.

    – Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan làm tăng tính chất gay gắt của các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác.

    – Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và những lực lượng khủng bố đã làm mất ổn định Trung Á – Tây Nam Á và làm cho tình trạng đói nghèo trong khu vực ngày càng gia tăng.

     

    III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

    TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

     

    1. Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết khí hậu, cảnh quan của châu Phi.

    – Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

    2. Dựa vào bảng 5.1, so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

    + Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

    3. Dựa và bảng 5.2, nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới.

    Một số nước có tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng của thế giới: An-giê-ri, Nam Phi, Công-gồ. Riêng Ga-na, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thế giới. Nhìn chung, một số nước châu Phi có tốc độ tăng GDP khá cao.

    TIẾT 2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LATINH

     

    1. Dựa vào hình 5.3, cho biết: Mĩ Latinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì?

    – Các cảnh quan tự nhiên: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, xa van và xa van- rừng, thảo nguyên và thảo nguyên – rừng, hoang mạc và bán hoang mạc, vùng núi cao; trong đó, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm (A-ma-dôn), đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích.

    – Có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại màu.

    2. Dựa vào bảng 5.3, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước châu Mĩ Latinh.

    – Chi-lê: 10% số người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần.

    – Ha-mai-ca: 10% số người nghèo nhất chiếm 218,7 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 2454,3 triệu USD, chênh nhau tới trên 11 lần.

    – Mê-hi-cô: 10% sô” người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% sô” người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần.

    – Pa-na-ma: 10% sô’ người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% sô’ người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần.

    Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn.

    3. Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 – 2004.

    Tốc độ táng rất chậm vào các năm 1990, 1995, 2002; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

    4. Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ Latinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao (so với GDP)?

    – Tính toán cho thấy:

    + Ác-hen-ti-na: tổng số nợ bằng 128% GDP.

    + Bra-xin: tổng số nợ bằng 46,5% GDP.

    + Chi-lê: tổng sô’ nợ gần bằng 60% GDP.

    + Ê-cu-a-đo: tổng sô’ nợ bằng 62% GDP.

    + Ha-mai-ca: tổng sô’ nợ bằng 69% GDP.

    + Mê-hi-cô: tổng sô’ nợ bằng 22,3% GDP.

    + Pa-na-ma: tổng sô’ nợ bằng 68% GDP.

    + Pa-ra-goay: tổng số nợ bằng 53% GDP.

    + Pê-ru: tổng số nợ bằng 49% GDP.

    + Vê-nê-xu-ê-la: tổng sô’ nợ bằng 40,8% GDP.

    – Nhận xét chung: phần lớn các nước có tổng số nợ khá cao.

    Trong 10 nước trên, 4 nước có tổng số nợ trên 60% tổng GDP của nước đó vào thời điểm năm 2003; 4 nước có tổng sô’ nợ xấp xỉ 50% tổng GDP và 1 nước có tổng số nợ trong khoảng 20% GDP. Riêng Ác-hen-ti-na có tổng số nợ vượt cả GDP.

    Trả lời
  2. – Nên kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực, tỉ lệ tăng GDP tương đối cao trong thập niên vừa qua 

    – Đa số các nước chau Phi là nước nghèo, kinh tế kém pt, một số nguyên nhân quan trọng là sự thống trị nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây trước đây, xung đột sắc tộc, kinh nghiệm quản lí đất nước chưa cao,.. 

    Trả lời

Viết một bình luận