Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sỹ cách mạng trong bài thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối (gạch chân và chú thích).
Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sỹ cách mạng trong bài thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối (gạch chân và chú thích).
BÀI LÀM:
Trong bài Khi con tu hú thì người chiến sĩ bị giam trong tù, nghe tiếng tu hú kêu anh cảm nhận được mùa hè đã về, mường tượng ra cảnh xóm làng rộn rã, màu sắc phong phú của thiên nhiên: lúa chiêm, trái cây, bắp ngô, những chú cò,..và chính lúc này trong nhà thơ trỗi dậy một nỗi niềm vô cùng to lớn: đó là được thoát ra ngoài, được dang rộng vòng tay đón lấy ánh bình minh tươi đẹp, được tiếp tục hoạt động cách mạng,…Mong ước tột cùng đó bùng cháy lên trong người chiến sĩ, khiến anh muốn đạp tan cánh cửa tù vững chắc của bọn quân thù. Tình yêu nước, ước nguyện được giải phóng dân tộc thật lớn lao và mạnh mẽ. Còn trong bài ngắm trăng, cảnh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thật thơ mộng. Ánh trăng trên trời cao hiện lên trong bóng tối, nó ẩn hiện sau bóng cây như hòa quyện vào vạn vật thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp kì ảo, và người chiến sĩ đã ngắm nhìn say sưa, ánh mắt dõi theo vừa ngưỡng mộ vừa say đắm vừa chứa chất bao nỗi niềm. Dù say đắm trước cảnh thiên nhiên nhưng người chiến sĩ vẫn không quên nhiệm vụ của mình, không quên việc nước nhà đang còn trước mắt. Người chiến sĩ vừa yêu thiên nhiên, hòa lẫn tâm hồn mình với thiên nhiên đẹp đẽ, tĩnh lặng, vừa yêu quê hương, đất nước, tin tưởng vào ngày chiến thắng quân thù, giải phóng độc lập, tự do dân tộc.
chú thích:
: câu ghép
chữ và in đậm : phép nối
Bài thơ là sự thể hiện tình cảm một cách thiết tha, trực tiếp và vô cùng mãnh liệt trong lòng thi nhân. Nếu ở bốn câu trước, mùa hè tươi đẹp được cảm nhận bằng mọi giác quan, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng vô cùng của nhà thơ thì bốn câu sau là bức tranh tâm trạng của người tù cach mạng. Cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt. tù túng, cô đơn đã đánh thức khao khát tự do mãnh liệt trong tác giả. Bốn bức tường kia chẳng thể ngăn nổi thi nhân trải lòng. Ta tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Khao khát “muốn đập tan phòng” chính là khao khát chính đáng tìm về cuộc sống tự do của nhà thơ. Động từ đạp diễn tả tư thế mạnh mẽ của người tù trong mong muốn giải thoát. Niềm uất hận, bế tắc của tác giả được đẩy lên đến cao độ với câu thơ: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Có lẽ, mùa hè, cuộc sống tươi đẹp ngoài kia khiến người tù cách mạng không thể cầm lòng. Quả thực, mỗi tiếng tu hú vang lên lúc này là một tiếng thúc giục nhà thơ về thế giới tự do đối lập với thực tại đau đáu đang bị cầm tù. Bốn câu thơ cuối bài Khi con tu hú làm ta hiểu hơn về chân dung tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày và là tiếng lòng tha thiết tình yêu dành cho quê hương, đất nước.