Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí nươc vạn xuân Nêu tình hình nước ta từ thế kỉ thứ 2 thứ 1 trước công nghuyên.

Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí nươc vạn xuân
Nêu tình hình nước ta từ thế kỉ thứ 2 thứ 1 trước công nghuyên.

0 bình luận về “Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí nươc vạn xuân Nêu tình hình nước ta từ thế kỉ thứ 2 thứ 1 trước công nghuyên.”

  1. Câu 1: – Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng như Triệu Túc, Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều,… chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

    – Tháng 4- 542 và đầu năm 543,nhà Lương 2 lần đưa quân sang đần áp, quân ta chủ động tiến đánh địch và giành thắng lợi.

    – Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở gần cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ), lập triều đình với 2 ban văn, võ.

    Câu 2:

    Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

    – Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

    Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

    – Nông nghiệp:

    + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

    + Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

    + Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

    + Cây trồng và vật nuôi phong phú.

    Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

    – Thủ công nghiệp:

    + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

    + Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

    + Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

    – Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

    + Hình thành các làng.

    + Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

    + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương

    Câu 2 tui ko chắc vì đề bài hơi khó hiểu nên nếu đúng thì bạn chép nha

    Bình luận
  2. Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

    – Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

    – Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

    Mục b

    b) Nước Vạn Xuân thành lập

    – Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

    – Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

    Tình hình nước ta từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 1 TCN là:

    -Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

    -Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

    -Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

    -Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

    Bình luận

Viết một bình luận