Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển việt nam.em hãy nêu hiểu biết của bản thân về thực trạng tài nguyên và môi trường nước ta hiện nay

By Ariana

Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển việt nam.em hãy nêu hiểu biết của bản thân về thực trạng tài nguyên và môi trường nước ta hiện nay ntn?cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển

0 bình luận về “Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển việt nam.em hãy nêu hiểu biết của bản thân về thực trạng tài nguyên và môi trường nước ta hiện nay”

  1. đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển việt nam :

     – Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

    – Chế độ gió: 

    + Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

    + Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

    + Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

    – Chế độ nhiệt: 

    + Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

    + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

    + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

     – Chế độ mưa:

    + 1100 – 1300mm/ năm.

    + Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

    – Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

     – Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

    – Độ mặn trung bình: 30 – 33%o

    – Tình hình môi trường ở nước ta hiện nay:

    • Ô nhiễm môi trường nước
    • Ô nhiễm môi trường không khí
    • Ô nhiễm môi trường đất
    • Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm

    – Từ đó, ta thấy môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Môi trường nước, đất, không khí…đều đang bị ô nhiễm khắp nơi, đặc biệt là khu vực thành phố nơi có đông đảo người sinh sống.

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, bao gồm cả nguyên nhân khác quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, người dân cần phải nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đó là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

    Các biện pháp::

    – Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

    – Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

    – Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

    – Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

    – Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

    Trả lời

Viết một bình luận