0 bình luận về “Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát”
Cao Bá Quát bí mật liên hệ với những thổ mục người dân tộc ở Tây Bắc là Vũ Kim Thanh, Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trân… Rồi dựa vào lòng người còn tưởng nhớ tới nhà Lê, ông suy tôn một người thuộc dòng dõi ấy làm minh chủ đó là Lê Duy Cự, còn tự mình lãnh chức quốc sư. Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo. Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. VuaTự Đứcliền lệnh cho Tổng đốc Hà NinhLâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng TuyênNguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốcBắc Ninhlà Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt “Đảng nghịch”. Để nhanh chóng đánh dẹp, nhà vua còn phái Vệ úyHoàng thành Huếđem ngay một vệ lính tuyển phong, 15 võ sinh cùng 20 súng thần cơ ra ngayHà Nộiđể hỗ trợ việc tiễu phạt. Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ởBắc Ninhvội trở vềSơn Tâybàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lươngtỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyệnChương MỹHà Nộivà đất huyệnKim BôiHòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên. Trận mở đầu xảy ra vàotháng 11âm lịch(1854) tạiỨng Hòa. Sau khi đánh chiếm được phủ thành này, Cao Bá Quát cho quân tiến lên hướng Bắc đánh chiếm luôn huyện lỵThanh Oai(cả hai đều thuộcHà Nội). Nhưng chiếm giữ hai lỵ sở trên chỉ trong mấy ngày, sau đó ông cho chuyển hướng tấn công nơi khác. Tháng 12âm lịch(1854), cánh trung quân do Đô thống Nguyễn Văn Tuân chỉ huy từ Thanh Oai tiến đến Hà Nội, thì gặp quân triều đón đánh ở khu vực xã Đồng Dương và Thạch Bích (cả hai đều thuộc huyện Thanh Oai thời nhà Nguyễn, nay là Đồng MaiHà Đôngvà Bích HòaThanh Oai). Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của đôi bên đều bị chết nhiều. Nhưng vì yếu kém hơn về người và vũ khí, nên sau đó cả đoàn nghĩa quân bị đánh tan, các thủ lĩnh là Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Đình Nho, Lê Văn Trường…đều lần lượt bị bắt. Cũng khoảng thời gian này, một cánh nghĩa quân khác đang trên đường tiến đánh huyện lỵKim Bảng(nay thuộc tỉnhHà Nam), thì bị đoàn quân của Lãnh binh Lê Tố đón đánh tan ở chân núi Quyển Sơn bên bờsông Đáy, cách huyện lỵ trên khoảng 4km. Cao Bá Quát sau khi cho quân rút khỏiỨng Hòavà Thanh Oai, liền tiến đánh huyện Yên Sơn và vây phủ thành Quốc Oai. Đốt phá phủ thành xong, nghĩa quân đón đánh quân triều doTổng đốcNguyễn Bá Nghichỉ huy. Cuộc giao tranh nổ ra ác liệt tại làngSài Sơn, cách phủ thành 4km. Rồi cũng vì không cân sức, quân khởi nghĩa buộc phải rút lui về huyệnPhúc Thọthuộc phủQuảng Oai. Bị truy đuổi, Cao Bá Quát lại cho quân vượtsông Hồngsang phủVĩnh TườngTiếp theo, sau một lần tấn công đốt phá phủ thành Tam Dương ở địa phận xã Tích Sơn, cánh quân chủ lực do họ Cao chỉ huy đã giảm sút nhiều, nên phải quay về Mỹ Lương hội quân với thủ lĩnh Bạch Công Trân, rồi cùng lo chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng. Trong khi đó, nhà vua điều thêm 500 lính từThanh HóađếnSơn Tâyhỗ trợ, lại cử thêm Đô đốc Nguyễn Trọng Thao đang làm nhiệm vụ phòng giữkinh thành Huế, ra Hà Nội trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp, và còn xuống dụ treo thưởng rằng:Không kể quan, quân, dân, dõng hoặc người theo bọn giặc; người nào bắt sống được Cao Bá Quát đem giải quan thì thưởng cho 500 lạngbạc, giết chết thì thưởng 300 lạng, lại còn thưởng thụ chức hàm để khuyến khích. Sau khi bổ sung lực lượng, vàotháng ChạpnămGiáp Dần(tháng 12 năm này rơi vào nămdương lịch1855), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binhSơn TâyLê Thuận Đại đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh (ngụy Thượng thư) và Nguyễn Văn Trực (ngụy Phó vệ) cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và chođem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Mặc dù mất Quốc sư và nhiều thủ lĩnh, nhưng nghĩa quân vẫn cố gắng hoạt động.Tháng 2(âm lịch) nămẤt Mão(1855), Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đổng (đều là học trò Cao Bá Quát) dẫn quân đi đánh phá huyện Phù Cừ. Bị trấn áp, hai ông đều bị bắt giết. Cũng trong tháng này, đầu mục Bạch Công Trân ra đầu thú. Đếntháng 4(âm lịch), Lê Duy Cự bị lý trưởng xã Trung Lập là Nguyễn Huy Chung dụ bắt được. Sau đó, Lê Duy Cự bị giết, còn viên lý trưởng được thưởng làmChánh cửu phẩm bách hộ. Sau lần tiến đánh không thành công ở huyện lỵPhù Cừ(thuộcHưng Yên), đội ngũ nghĩa quân gần như tan rã hẳn.
Cao Bá Quát bí mật liên hệ với những thổ mục người dân tộc ở Tây Bắc là Vũ Kim Thanh, Đinh Công Mỹ, Bạch Công Trân… Rồi dựa vào lòng người còn tưởng nhớ tới nhà Lê, ông suy tôn một người thuộc dòng dõi ấy làm minh chủ đó là Lê Duy Cự, còn tự mình lãnh chức quốc sư. Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo. Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Vua Tự Đức liền lệnh cho Tổng đốc Hà Ninh Lâm Duy Hiệp, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi, hiệp cùng Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt “Đảng nghịch”. Để nhanh chóng đánh dẹp, nhà vua còn phái Vệ úy Hoàng thành Huế đem ngay một vệ lính tuyển phong, 15 võ sinh cùng 20 súng thần cơ ra ngay Hà Nội để hỗ trợ việc tiễu phạt. Trước cục diện này, Cao Bá Quát đang ở Bắc Ninh vội trở về Sơn Tây bàn ngày khởi sự. Do lực lượng ở các tỉnh chưa được chuẩn bị chu đáo, nên khi lệnh khởi nghĩa được phát ra thì chỉ có nghĩa quân ở Mỹ Lương (huyện Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây, nay là phần đất phía Tây huyện Chương Mỹ Hà Nội và đất huyện Kim Bôi Hòa Bình) do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ trực tiếp chỉ huy là kịp nổi lên. Trận mở đầu xảy ra vào tháng 11 âm lịch (1854) tại Ứng Hòa. Sau khi đánh chiếm được phủ thành này, Cao Bá Quát cho quân tiến lên hướng Bắc đánh chiếm luôn huyện lỵ Thanh Oai (cả hai đều thuộc Hà Nội). Nhưng chiếm giữ hai lỵ sở trên chỉ trong mấy ngày, sau đó ông cho chuyển hướng tấn công nơi khác. Tháng 12 âm lịch (1854), cánh trung quân do Đô thống Nguyễn Văn Tuân chỉ huy từ Thanh Oai tiến đến Hà Nội, thì gặp quân triều đón đánh ở khu vực xã Đồng Dương và Thạch Bích (cả hai đều thuộc huyện Thanh Oai thời nhà Nguyễn, nay là Đồng Mai Hà Đông và Bích Hòa Thanh Oai). Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của đôi bên đều bị chết nhiều. Nhưng vì yếu kém hơn về người và vũ khí, nên sau đó cả đoàn nghĩa quân bị đánh tan, các thủ lĩnh là Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Đình Nho, Lê Văn Trường…đều lần lượt bị bắt. Cũng khoảng thời gian này, một cánh nghĩa quân khác đang trên đường tiến đánh huyện lỵ Kim Bảng (nay thuộc tỉnh Hà Nam), thì bị đoàn quân của Lãnh binh Lê Tố đón đánh tan ở chân núi Quyển Sơn bên bờ sông Đáy, cách huyện lỵ trên khoảng 4 km. Cao Bá Quát sau khi cho quân rút khỏi Ứng Hòa và Thanh Oai, liền tiến đánh huyện Yên Sơn và vây phủ thành Quốc Oai. Đốt phá phủ thành xong, nghĩa quân đón đánh quân triều do Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi chỉ huy. Cuộc giao tranh nổ ra ác liệt tại làng Sài Sơn, cách phủ thành 4 km. Rồi cũng vì không cân sức, quân khởi nghĩa buộc phải rút lui về huyện Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai. Bị truy đuổi, Cao Bá Quát lại cho quân vượt sông Hồng sang phủ Vĩnh Tường Tiếp theo, sau một lần tấn công đốt phá phủ thành Tam Dương ở địa phận xã Tích Sơn, cánh quân chủ lực do họ Cao chỉ huy đã giảm sút nhiều, nên phải quay về Mỹ Lương hội quân với thủ lĩnh Bạch Công Trân, rồi cùng lo chấn chỉnh đội ngũ, lấy nghĩa binh miền núi bổ sung lực lượng. Trong khi đó, nhà vua điều thêm 500 lính từ Thanh Hóa đến Sơn Tây hỗ trợ, lại cử thêm Đô đốc Nguyễn Trọng Thao đang làm nhiệm vụ phòng giữ kinh thành Huế, ra Hà Nội trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp, và còn xuống dụ treo thưởng rằng: Không kể quan, quân, dân, dõng hoặc người theo bọn giặc; người nào bắt sống được Cao Bá Quát đem giải quan thì thưởng cho 500 lạng bạc, giết chết thì thưởng 300 lạng, lại còn thưởng thụ chức hàm để khuyến khích. Sau khi bổ sung lực lượng, vào tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận Đại đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh (ngụy Thượng thư) và Nguyễn Văn Trực (ngụy Phó vệ) cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Mặc dù mất Quốc sư và nhiều thủ lĩnh, nhưng nghĩa quân vẫn cố gắng hoạt động. Tháng 2 (âm lịch) năm Ất Mão (1855), Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đổng (đều là học trò Cao Bá Quát) dẫn quân đi đánh phá huyện Phù Cừ. Bị trấn áp, hai ông đều bị bắt giết. Cũng trong tháng này, đầu mục Bạch Công Trân ra đầu thú. Đến tháng 4 (âm lịch), Lê Duy Cự bị lý trưởng xã Trung Lập là Nguyễn Huy Chung dụ bắt được. Sau đó, Lê Duy Cự bị giết, còn viên lý trưởng được thưởng làm Chánh cửu phẩm bách hộ . Sau lần tiến đánh không thành công ở huyện lỵ Phù Cừ (thuộc Hưng Yên), đội ngũ nghĩa quân gần như tan rã hẳn.
Diễn biến:
– Nghĩa quân khởi sự sớm hơn dự tính.
– Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát đã hi sinh.
– Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt hoàn toàn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT~