Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng?

Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng?

0 bình luận về “Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lâm Đồng?”

  1. – Khi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 – 1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều địa phương trong cả nước nổi dậy giành chính quyền. Sự kiện đó tác động mạnh mẽ đến tinh thần đấu tranh của nhân dân hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng.

    Để chuẩn bị lãnh đạo quần chúng giành chính quyền, Ủy Ban khởi nghĩa được thành lập ở Đà Lạt .

    Ngày 22 – 8 – 1945, tại D’ran, Cầu Đất, Trạm Hành, dưới sự chỉ đạo của Ban vận động khởi nghĩa, chính quyền đã về tay nhân dân.

    Tại Đà Lạt, cuộc khởi nghĩa nổ ra theo đúng kế hoạch vào sáng sớm ngày 23 – 8 – 1945, đông đảo nhân dân ở ngoại ô (trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở Xã Lát, Lạc Dương) kéo vào phối hợp với quần chúng nhân dân nội ô mang theo cờ đỏ sao vàng với các loại vũ khí thô sơ tham gia cuộc mít tinh trước nhà thông tin triển lãm (khu vực trước rạp 03 – 4). Được lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, khoảng gần 10.000 người rợp cờ đỏ sao vàng ồ ạt đánh chiếm các cơ quan chính quyền của địch. Tại Dinh Tỉnh trưởng (số 4, Thủ Khoa Huân), cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên được thành lập ngày 24 – 8 – 1945.

    Ngày 26 – 8 – 1945, hàng nghìn nhân dân huyện B’Lao mang theo cờ đỏ sao vàng, vũ khí kéo về khu vực vườn thực nghiệm dự mít tinh, tuyên bố giải tán chính quyền, thành lập chính quyền cách mạng.

    Chiều ngày 28 – 8 – 1945, tại sân vận động Di Linh, hàng trăm công chức, thanh niên, đồng bào Kinh, Thượng dự mít tinh. Tuyên bố giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban lâm thời tỉnh Đồng Nai Thượng ngày 29 – 8 – 1945.

    Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thắng lợi đã góp phần cùng cả nước đập tan ách thống trị phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại ngót ngàn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do, nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội.

    Bình luận
  2. Diễn biến

    Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang nội dung chính trị. Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

    Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ  ngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    . Ý nghĩa lịch sử

    – Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    – Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

    – Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. 

    Bình luận

Viết một bình luận