trình bày hiểu biết của em về một dạng thiên tai ở việt nam?
0 bình luận về “trình bày hiểu biết của em về một dạng thiên tai ở việt nam?”
Thiên tai biển Việt Nam
Mở đầu Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á. Do trải dài từ vĩ độ 8 xuống vĩ độ 23 vĩ độ Bắc cộng thêm hình dạng lãnh thổ có một bờ biển dài trên 3.000km, đã mở ra cho Việt Nam những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác thềm lục địa nhưng cũng là nơi hứng chịu tác động của nhiều loại thiên tai biển gây ra.
Thiên tai biển ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của đối với người dân sống ven biển, để lại những thảm họa khó phai trong tâm trí nhiều người.
Các loại thiên tai biển thường xuất hiện ở Việt Nam như: bão – áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão, sương mù, tố lốc, trượt lở – xói lở, động đất dư chấn…
Thiệt hại do Thiên tai biển gây ra
Trong các loại thiên tai biển ở Việt Nam, bão lũ làmột trong các tai biến thiên nhiên có sức tàn phá nặng nề, thường cótần suất xuất hiện cao ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam.Trungbình hàng năm có khoảng 10 cơn bão hình thành trên Biển Đông, trong đó khoảng 4 –6 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam thường từ tháng 5 đến tháng 12. Nhiều nămqua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10đến12cơn bão đổ bộ một năm.Bão thường tạo ra hiện tượng nước dâng tác động vào đới bờ. Trong thờigian 30 năm qua, đã ghi nhận được tới một nửa số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đãgây ra dâng cao mực nước trên 1 m và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nướcbiển trên 2 m. Trong trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đếnvài mét. Ở một số vùng ven biển, bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biểnhạ thấp đi một cách nhanh chóng. Do vậy, nước dâng do bão gây ra xâm nhập mặn sâuhơn vào đất liền.Bão gây ra những thiệt hại to lớn cho ngư dân đánh bắt cá trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tàn phá hệ thống đê ngăn chặn mặn, đưa nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng và các khu dân cư ven biển. Gió mạnh của bão còn gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây trái và mùa màng.
Nước dâng bão là những dao động dị thường của mực nước biển được sinh ra do tác động của từng cơn bão riêng biệt, có liên quan tới sự phát triển của một hoặc hệ thống xoáy thuận trong không gian.
Nước dâng bão là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm ở ven biển. Ở Việt Nam, một số cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển đã gây hiện tượng nước dâng lớn, cuốn đi tất cả đê điều, cầu cống, hoa màu ven biển, thậm chí cuốn trôi nhà cửa, con người. Nước biển tràn vào đồng ruộng làm cho dân không cày cấy được một thời gian dài.
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn. Sương mù xuất hiện làm ảnh hưởng đến giao thông và tiến độ phát triển của cây trồngkhu vực ven biển.
Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.
Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.
Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Tố lốc có thể gây ra chết người, làm đắm tàu, thuyền trên biển, đổ nhà cửa, cây cối, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Trượt lở – xói lở là hiện tượng tai biến thiên nhiên do động lực biển gây ra. Trượt lở – xói lở bờ biển đang làm biến động đường bờ và tác động đến môi trường sống của vùng ven biển.
Trượt lở – xói lở ở nước ta hiện nay đã trở thành một trong nhưng thiên tai nghiêm trọng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường. Hiện nay, trượt lở, xói lở đã và đang xảy ra trên hầu hết các đoạn bờ biển cấu tạo bởi các loại trầm tích bở rời chưa được gắn kết như cuội, sỏi, cát, bột-sét.
Thời gian gần đây,trượt lở – xói lởbờ biển đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Diễn biến sạt lở ngày càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước, các công trình phòng, chống lụt bão và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.
Khi có bão lớn, triều cường, nước dâng, hiện tượng xói lở trở nên đặc biệt nguy hiểm vì chúng vừa làm mất đất đai, đe dọa các khu dân cư, các công trình dân dụng, công nghiệp, vừa gây ra hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng phía trong đê.
Động đất là sự rung chuyển đột ngột của bề mặt Trái đất kèm theo sự giải phóng năng lượng trong Thạch quyển. Động đất là kết quả của sự chuyển động của các geologic fault hay những bộ phận trên vỏ trái đất.
“Vòng đai lửa” Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều động đất nhất (90% số động đất) trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng thường xuyên có động đất, nhưng ở mức độ không lớn lắm. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 5,3 độ Richte xảy ra ở Lai Châu đã gây thiệt hại rất lớn về nhà cửa, tài sản cho thị xã Điện Biên.
Việt Nam có tất cả 35 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 – 6,8 độ Ríchte (tức là có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa).
Hiểm họa động đất gây ra đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và tác động tới sự ổn định của các công trình xây dựng, đê dập, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng khác.
III. Kết luận
Để đưa ra biện pháp giảm thiểu những thảm họa có thể còn xảy ra ở ven biển Việt Nam, cần nắm được một số đặc điểm diễn biến thiên tai ở vùng ven biển nước ta, hiểu biết về nguyên nhân và bản chất của các hiện tượng thiên tai này.
Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư ở những nơi thường xuyên xảy ra các loại thiên tai này phải hiểu được đặc điểm của nó, cách phòng, chống, né tránh và chủ động thực hiện các biện pháp như: Chằng chống nhà cửa, bảo vệ mái nhà, không trú dưới gốc cây to ngoài đồng và không mang theo người các loại kim khí khi trời mưa có kèm theo sấm sét, khi đi trên các vùng đất trống trải; các nhà cao tầng phải có cột và dây thu lôi; không đi thuyền trên biển khi dông, tố, lốc xảy ra; vào thời kỳ thường xảy ra dông, tố, lốc cần hạn chế du lịch trên biển; quản lý chặt chẽ an toàn đối với các phương tiện giao thông đường thủy và nâng cao nhận thức về kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng dân cư.
Thiên tai biển Việt Nam
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á. Do trải dài từ vĩ độ 8 xuống vĩ độ 23 vĩ độ Bắc cộng thêm hình dạng lãnh thổ có một bờ biển dài trên 3.000km, đã mở ra cho Việt Nam những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác thềm lục địa nhưng cũng là nơi hứng chịu tác động của nhiều loại thiên tai biển gây ra.
Thiên tai biển ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của đối với người dân sống ven biển, để lại những thảm họa khó phai trong tâm trí nhiều người.
Các loại thiên tai biển thường xuất hiện ở Việt Nam như: bão – áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão, sương mù, tố lốc, trượt lở – xói lở, động đất dư chấn…
Trong các loại thiên tai biển ở Việt Nam, bão lũ là một trong các tai biến thiên nhiên có sức tàn phá nặng nề, thường có tần suất xuất hiện cao ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trung bình hàng năm có khoảng 10 cơn bão hình thành trên Biển Đông, trong đó khoảng 4 – 6 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam thường từ tháng 5 đến tháng 12. Nhiều năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 đến 12 cơn bão đổ bộ một năm. Bão thường tạo ra hiện tượng nước dâng tác động vào đới bờ. Trong thời gian 30 năm qua, đã ghi nhận được tới một nửa số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra dâng cao mực nước trên 1 m và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 m. Trong trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét. Ở một số vùng ven biển, bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi một cách nhanh chóng. Do vậy, nước dâng do bão gây ra xâm nhập mặn sâu hơn vào đất liền. Bão gây ra những thiệt hại to lớn cho ngư dân đánh bắt cá trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tàn phá hệ thống đê ngăn chặn mặn, đưa nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng và các khu dân cư ven biển. Gió mạnh của bão còn gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây trái và mùa màng.
Nước dâng bão là những dao động dị thường của mực nước biển được sinh ra do tác động của từng cơn bão riêng biệt, có liên quan tới sự phát triển của một hoặc hệ thống xoáy thuận trong không gian.
Nước dâng bão là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm ở ven biển. Ở Việt Nam, một số cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển đã gây hiện tượng nước dâng lớn, cuốn đi tất cả đê điều, cầu cống, hoa màu ven biển, thậm chí cuốn trôi nhà cửa, con người. Nước biển tràn vào đồng ruộng làm cho dân không cày cấy được một thời gian dài.
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn. Sương mù xuất hiện làm ảnh hưởng đến giao thông và tiến độ phát triển của cây trồng khu vực ven biển.
Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.
Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.
Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Tố lốc có thể gây ra chết người, làm đắm tàu, thuyền trên biển, đổ nhà cửa, cây cối, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Trượt lở – xói lở là hiện tượng tai biến thiên nhiên do động lực biển gây ra. Trượt lở – xói lở bờ biển đang làm biến động đường bờ và tác động đến môi trường sống của vùng ven biển.
Trượt lở – xói lở ở nước ta hiện nay đã trở thành một trong nhưng thiên tai nghiêm trọng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường. Hiện nay, trượt lở, xói lở đã và đang xảy ra trên hầu hết các đoạn bờ biển cấu tạo bởi các loại trầm tích bở rời chưa được gắn kết như cuội, sỏi, cát, bột-sét.
Thời gian gần đây, trượt lở – xói lở bờ biển đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Diễn biến sạt lở ngày càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước, các công trình phòng, chống lụt bão và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.
Khi có bão lớn, triều cường, nước dâng, hiện tượng xói lở trở nên đặc biệt nguy hiểm vì chúng vừa làm mất đất đai, đe dọa các khu dân cư, các công trình dân dụng, công nghiệp, vừa gây ra hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng phía trong đê.
Động đất là sự rung chuyển đột ngột của bề mặt Trái đất kèm theo sự giải phóng năng lượng trong Thạch quyển. Động đất là kết quả của sự chuyển động của các geologic fault hay những bộ phận trên vỏ trái đất.
“Vòng đai lửa” Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều động đất nhất (90% số động đất) trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng thường xuyên có động đất, nhưng ở mức độ không lớn lắm. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 5,3 độ Richte xảy ra ở Lai Châu đã gây thiệt hại rất lớn về nhà cửa, tài sản cho thị xã Điện Biên.
Việt Nam có tất cả 35 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 – 6,8 độ Ríchte (tức là có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa).
Hiểm họa động đất gây ra đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và tác động tới sự ổn định của các công trình xây dựng, đê dập, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng khác.
III. Kết luận
Để đưa ra biện pháp giảm thiểu những thảm họa có thể còn xảy ra ở ven biển Việt Nam, cần nắm được một số đặc điểm diễn biến thiên tai ở vùng ven biển nước ta, hiểu biết về nguyên nhân và bản chất của các hiện tượng thiên tai này.
Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư ở những nơi thường xuyên xảy ra các loại thiên tai này phải hiểu được đặc điểm của nó, cách phòng, chống, né tránh và chủ động thực hiện các biện pháp như: Chằng chống nhà cửa, bảo vệ mái nhà, không trú dưới gốc cây to ngoài đồng và không mang theo người các loại kim khí khi trời mưa có kèm theo sấm sét, khi đi trên các vùng đất trống trải; các nhà cao tầng phải có cột và dây thu lôi; không đi thuyền trên biển khi dông, tố, lốc xảy ra; vào thời kỳ thường xảy ra dông, tố, lốc cần hạn chế du lịch trên biển; quản lý chặt chẽ an toàn đối với các phương tiện giao thông đường thủy và nâng cao nhận thức về kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng dân cư.