Trình bày khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ xix đầu thế kỉ xx
0 bình luận về “Trình bày khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ xix đầu thế kỉ xx”
Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
* Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên quốc (1851 – 1864)
– Lãnh đạo:Hồng Tú Toàn.
– Quy mô:nổ ra ngày 1-1-1851, tại Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851-1864).
– Hình thức:khởi nghĩa vũ trang.
– Kết quả:
+ Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ… được đề ra.
+ Ngày 19-7-1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Cuộc vận động Duy Tân (1898)
– Lãnh đạo:hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
– Hình thức:vận động Duy Tân.
– Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân. Vì vậy, cuộc vận động Duy tân đã nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Thái Hậu Từ Hi cầm đầu.
– Ngày 21-9-1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Thái Hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tân; Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải ra lánh ở nước ngoài.
* Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1899 – 1901)
– Hình thức:khởi nghĩa vũ trang
– Thành phần:nông dân
– Mục tiêu:chống đế quốc
– Quy mô:miền Bắc Trung Quốc
– Diễn biến:bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quan 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào.
– Kết quả:thất bại. Vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
Nhà Mãn Thanh lại một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901), theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
* Khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên quốc (1851 – 1864)
– Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn.
– Quy mô: nổ ra ngày 1-1-1851, tại Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851-1864).
– Hình thức: khởi nghĩa vũ trang.
– Kết quả:
+ Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ… được đề ra.
+ Ngày 19-7-1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Cuộc vận động Duy Tân (1898)
– Lãnh đạo: hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
– Hình thức: vận động Duy Tân.
– Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào lực lượng nhân dân. Vì vậy, cuộc vận động Duy tân đã nhanh chóng thất bại khi vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Thái Hậu Từ Hi cầm đầu.
– Ngày 21-9-1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Thái Hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tân; Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải ra lánh ở nước ngoài.
* Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1899 – 1901)
– Hình thức: khởi nghĩa vũ trang
– Thành phần: nông dân
– Mục tiêu: chống đế quốc
– Quy mô: miền Bắc Trung Quốc
– Diễn biến: bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quan 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào.
– Kết quả: thất bại. Vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.
Nhà Mãn Thanh lại một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901), theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Trong ảnh!!