trình bày nguyen nhân dien bien cuôc cach mang thang 10 nga năm 1917 ? vì sao cach mạng thang 10 nga nhanh chong dành thăng lợi

trình bày nguyen nhân dien bien cuôc cach mang thang 10 nga năm 1917 ? vì sao cach mạng thang 10 nga nhanh chong dành thăng lợi

0 bình luận về “trình bày nguyen nhân dien bien cuôc cach mang thang 10 nga năm 1917 ? vì sao cach mạng thang 10 nga nhanh chong dành thăng lợi”

  1. Nguyên nhân :Kết quả cuộccuộc cách mạng tháng 2 khiến cho tình hình nước nga phức tạp lê-nin Và Đảng Bôn Sê Vich Quyết Định Tiếp Tục Làm Cm Chấm Dứt.

    Diễn Biến -Ngày 24-10cuộc Khởi Nghĩa Bùng Nổ

    -Ngày 25-10cung Điện Mùa Đông Bị Đánh Chiếm

    Do Tinh Thần Yêu Nc Và Sự Lãnh Đạo Tài Tình.

    Bình luận
  2. Cách mạng tháng Ha ikhông những đã đưa tới tình trạng hai chính quyền mà còn làm thay đổi đáng kể sự tập hợp lại các lực lượng chính trị trong nước. Các lực lượng cực hữu như phái quân chủ Trăm Đen đã không còn tồn tị. Các đảng phái hữu khác như Tháng Mười, Tiến Bộ bị khủng hoảng sâu sắc.

    Đảng Cađê – đảng tư sản tự do lớn nhất đã trở thành đảng cầm quyền, giữ các vị trí then chốt trong Chính phủ lâm thời (lúcnày đảng có tới 70 nghìn người). Tại Đại hội lần thứ bảy (3-1917), Đảng Cađê tuyên bố từ bỏ chủ trương trước đây là thiết lập chế độ quân chủ lập hiến và “nước Nga cần phải trở thành một nước cộng hòa đại nghị và lập hiến”. Đại hội tuyên bố nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng là thiết lập chính quyền duy nhất của Chính phủ lâm thời và tiếp tục cuộc chiến tranh đến “thắng lợi hoàn toàn và triệt để đối với kẻ thù”. Trong vấn đề dân tộc đảng Ca đê chủ trương nướcNga thống nhất và không chia cắt; còn về vấn đề ruộng đất, nhà nước sẽ chuộc lại một phần ruộng đất của địa chủ.

    Những chủ trương có tính cương lĩnh của Đảng Cađê đã trở thành đường lối vàchính sách của Chính phủ lâm thời.

    Như thế, Đảng Cađê và Chính phủ lâm thời đều không quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách mà nhân dân Nga mong muốn kh itiến hành cách mạng: hòa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì. Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa duy trì chế độ sở hữu ruộng đất lớn của giai cấp địa chủ, không ban hành luật làm việc 8 giờ đối với công nhân và duy trì hầu như nguyên vẹn bộ máy nhà nước cũ của chế độ Nga hoàng.

    Sau Cách mạng tháng Hai, số lượng đảng viên và ảnh hưởng của các đảng thỏa hiệp đã tăng lên rõ rệt. Đảng Xã hội cách mạng có tới 800 nghìn người, Đảng mensêvích – 200 nghìn đảng viên.

    Các Đảng Xã hội cách mạng và Đảng mensêvích đều thay đổi lập trường, hoàn toàn ủng hộ Chính phủ lâm thời và chủ trương hợp tác với các đảng tư sản. Họ cho rằng, khi chế độ Nga hoàng bị sụp đổ thì cách mạng đã thành công, mục đích của cách mạng đã đạt được, như vậy không cần thiết và cũng không thể nói tới sự phát triển của cách mạng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng ngày nay – cuộc cách mạng tư sản, theo họ phải thuộc về giai cấp tư sản. Họ còn lập luận: không thể đốt cháy giai đoạn và can thiệp thô bạo vào tiến trình tự nhiên của lịch sử.

    Các đảng thỏa hiệp muốn tránh mọi xung đột với các đảng tư sản và chủ trương thỏa hiệp với các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Vì vậy, họ đã từ bỏ mọi yêu cầu căn bản của các cải cách quan trọng như xây dựng nhà nước mới, vấn đề ruộng đất với việc thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, chế độ ngày làm việc 8 giờ của công nhân. Trong chính sách đối ngoại, họ chủ trương nguyên tắc “vệ quốc cách mạng” có nghĩa là tiếp tục cuộc chiến tranh với các nước thuộc phe Đức. Như thế, các Đảng Xã hội cách mạng và mensêvích đã công khai ủng hộ và trở thành chỗ dựa của Chính phủ lâm thời và giai cấp tư sản.

    Từ sau Cách mạng tháng Hai, Đảng Bônsêvích ra hoạt động công khai và lúc này số lượng đảng viên của Đảng còn ít ỏi (khoảng 24 nghìn người). Từ nước ngoài, V.I Lênin theo dõi sát sao tình hình nước Nga và đã gửi nhiều thư cho Đảng bônsêvích (sau này được tập hợp lại với tên gọi Thư từ nước ngoàigửivề), trong đó Người chỉ rõ sự cần thiết phải tiếp tục phát triển cách mạng tới giai đoạn thứ hai, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với Chính phủ lâm thời, Lênin nhấn mạnh: “Tuyệt đối không tín nhiệm, không ủng hộ chính phủ mới một chút nào cả, đặc biệt nghi ngờ Kêrenxki…Nhưng ở trong nước, nội bộ Đảng và cả trong những người lãnh đạo (như Camênhép, Xtalin…) lại có những nhận thức và quan điểm khác nhau. Một số ủng hộ quan điểm của Lênin, một số kháclại chủ trương“ủng hộ có điều kiện”Chính phủ lâm thời, gây áp lực, thậmchí mở những cuộc đàm phán hòabình với Chính phủ lâm thời. Nhữngquan điểm sai trái như thếcóthể gây cho quần chúng nhữngảo tưởng đốivới Chính phủ lâm thời và vẫnđểcho giai cấp tư sản nắm chính quyền trong nước…

    Cách mạng sẽ tiến lên như thế nào? Sự có mặt của lãnh tụ của Đảng V.I. Lênin đã trở thành một đòi hỏi hết sức cấp bách, không thể thiếu được để đưa cách mạng tiến lên.

    Bình luận

Viết một bình luận