trình bày những thành tựu nổi bật trong 30 năm tái lập hà tĩnh(1991-2021)

trình bày những thành tựu nổi bật trong 30 năm tái lập hà tĩnh(1991-2021)

0 bình luận về “trình bày những thành tựu nổi bật trong 30 năm tái lập hà tĩnh(1991-2021)”

  1. Những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh rất đa dạng. Hà Tĩnh là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử quý báu, trong đó tiêu biểu đó là nơi đây có nhiều di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể giá trị lớn, cần được bảo tồn hơn nữa trong tương lai. Về di sản văn hóa phi vật thể, ta có thể kể đến những lễ hội của vùng đất Hà Tĩnh gần đây đã được UNESCO công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của quốc gia. Ngày 15/6/2018, nhân dân và chính quyền địa phương của huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi lễ long trọng đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của lễ hội đền Chiêu Trưng và kỷ niệm 572 năm ngày mất của vị tướng Lê Khôi. Thành phần đến tham dự buổi lễ long trọng này có các ban lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh, đại diện dòng họ Lê và đông đảo người dân của hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà. Lễ hội cũng mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao của danh tướng Lê Khôi. Danh tướng Lê Khôi quê ở làng Lam Sơn, Thụy Nguyên (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), ông là cháu ruột của vua Lê Thái Tổ. Ông đã tham gia các trận đánh lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách nên được nhà vua phong là Kỳ lân hộ vệ thượng tướng quân. Tương truyền trong một lần tướng Lê Khôi đang đánh trận ở phía Nam, ông đã đánh tan thành Đồ Bàn, bắt được vua Bí Cai. Tuy nhiên, trên đường trở về, ông lâm bệnh và mất vào ngày 3/5, năm Bính Dần (1446), quân sĩ hạ thuyền buồm, mai táng ông tại bến Long Ngâm, chân núi Nam Giới nay là xã Thạch Bàn (Thạch Hà), tỉnh hà Tĩnh. Từ đó nhân dân trong vùng lập miếu thờ ghi nhớ công ơn của vị tướng Lê Khôi. Đền Chiêu Trưng thờ vị tướng Lê Khôi tọa lạc tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mùng 2-3/5 âm lịch hàng năm, nhân dân hai huyện thường tổ chức Lễ hội Đền Chiêu Trưng và các hoạt động rước thuyền, các trò chơi dân gian đi cà kheo, đánh cờ, thả diều và đua thuyền. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ công ơn đánh giặc của danh tướng Lê Khôi, gắn kết toàn dân và thể hiện sức mạnh, tầm vóc của nhân dân lao động. Gần đây nhất, một lễ hội khác của tỉnh Hà Tĩnh cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội được người dân xã Cẩm Nhượng tổ chức vào mùng 8/4 âm lịch hàng năm, tương truyền là có từ thời nhà Nguyễn, được tổ chức tại miếu Ngư Ông, thôn Phúc Hải, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng tâm linh dân gian gắn liền của cộng đồng cư dân ven biển cửa Nhượng. Các phần chính của lễ hội bao gồm: Nghi thức tế lễ, lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Lễ hội mang ý nghĩa báo đáp công ơn của thần Nam Hải, phù hộ cho người dân quanh năm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy thuyền, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hà Tĩnh còn phải kể đến những làn điệu dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh mềm mại mà tha thiết. Đây là loại hình biểu diễn nghệ thuật vốn xuất phát từ hoạt động lao động sản xuất, đời sống hàng ngày. Theo thời gian, nó đã được trình diễn như một loại hình nghệ thuật. 2014, UNESCO đã công nhận dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại. Cùng với dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, một đại diện khác của Hà Tĩnh cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là ca trù. Ca trù là loại hình diễn xướng âm nhạc thính phòng thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ thế kỷ XV. Huyện Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh chính là cái nôi của nghệ thuật ca trù và Nguyễn Công Trứ là người đã giúp cho ca trù trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Tính đến nay, Hà Tĩnh là địa phương nhiều lần đăng cai tổ chức liên hoan ca trù toàn quốc. Năm 2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Về di sản văn hóa vật thể của tỉnh Hà Tĩnh, ta chắc chắn phải kể đến danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chùa Hương Tích, thuộc xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất cả nước và chứa đựng rất nhiều những di tích văn hóa lịch sử đặc sắc, đi cùng với tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam theo năm tháng. Di tích chùa Hương Tích nằm trên núi Hồng Lĩnh có độ cao 650m so với mực nước biển. Tương truyền rằng, chùa Hương Tích được xây dựng từ thời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa. Cùng với đó, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên. Di sản văn hóa vật thể nổi tiếng tiếp theo của tỉnh Hà Tĩnh chắc chắn chúng ta phải kể đến đó là bia Sùng Chỉ thuộc xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được coi là bảo vật quốc gia. Theo tương truyền, bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của các quan và nhân dân 4 thôn Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc, xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc nay là xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh để nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với việc xây dựng đất nước và quê hương. Theo lời của bà Phan Thư Hiền- Chi Hội trưởng Chi hội văn nghệ dân gian Hà Tĩnh: “Hà Tĩnh là vùng đất có một kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi di sản đều có nét đặc sắc và vị trí riêng. Với vai trò là cơ quan đại diện Hội Di sản văn hóa Việt Nam ở Hà Tĩnh, thời gian qua, Chi hội Di sản Việt Nam tại Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm tốt vai trò tham mưu của mình cùng các cấp, ngành phát huy vai trò di sản trong chiến lược xây dựng con người và văn hóa Hà Tĩnh”. Hiện nay, công tác bảo tồn những di sản văn hóa của chính quyền địa phương đã và đang tích cực duy trì sự trường tồn của các di sản văn hóa phi vật thể ấy trong đời sống hàng ngày. Đặc điểm khác của các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh đó chính là đây là cái nôi của văn học nghệ thuật, đóng góp vô cùng lớn cho nền văn học nước nhà mọi thời đại. Các nhà văn, nhà thơ Hà Tĩnh đã đóng góp biết bao nhiêu tác phẩm xuất sắc cho nền văn học nước nhà. Ta có thể đến: Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Huy Cận, Xuân Diệu, Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Văn Hùng,… Trong đó, Đại thi hào Nguyễn Du – người con của quê hương Hà Tĩnh, đã có công lao đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà và quê hương. 1965, Đại thi hào Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học chữ Nôm vô cùng giá trị, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng mọi thời đại, giành được danh tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hà Tĩnh, hiện nay du khách có thể đến tham quan quần thể di sản văn hóa phi vật thể và vật thể tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Nhà thơ Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, mở ra con đường cách mạng cho thơ mới phát triển rực rỡ. Bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho người đọc biết bao dư âm cảm xúc về lối sống vội vàng, nhiệt huyết và tràn trề tình cảm dành cho cuộc sống, dành cho con người, dành cho cuộc sống. Nhà thơ Huy Cận cũng là nhà thơ với nhiều tác phẩm để lại được dấu ấn về quê hương, đất nước, con người. Trước cách mạng tháng 8, bài thơ thể hiện được tinh thần chủ đạo của nhà thơ Huy Cận là bài thơ “Tràng giang”, thể hiện nỗi niềm sâu nặng, vừa buồn vừa cô đơn, vừa mang đậm chất trữ tình vừa mang đậm chất cổ điển của nhà thơ khi đứng trước dòng sông to lớn. Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Huy Cận hướng đến sự sôi nổi của công cuộc xây dựng cách mạng và hòa cùng cả nước đi lên phong trào xây dựng xã hội chủ nghĩa, được thể hiện xuất sắc qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã thể hiện được tình yêu lao động, niềm say mê lao động và tình yêu cuộc sống của nhân dân lao động bình dị. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ với tâm thế ngất ngưởng, đã để lại những bài thơ vĩ đại của mình về triều đại, lịch sử. Ông là vị quan chẳng màng đến vinh hoa phú quý, chẳng màng đến bổng lộc mà vẫn luôn giữ được khí thế cao ngút trời, khát vọng công danh cao đẹp của chí nam nhi của mình. Hà Tĩnh cũng là một trong những cái nôi của văn học nghệ thuật, đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà. Đặc điểm thứ ba của các giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh đó chính là đây là vùng đất giàu thăng trầm lịch sử, mang đậm dấu ấn của những phong trào lịch sử, thể hiện được những truyền thống yêu nước, yêu quê hương, nhân dân đoàn kết, chăm chỉ, tương thân tương ái. Một trong những đặc điểm lịch sử tiêu biểu của vùng đất Hà Tĩnh chắc chắn phải kể đến khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo thuộc phong trào Cần Vương nổi tiếng. Dù phong trào khởi nghĩa có thất bại và bị đàn áp dã man nhưng nó vẫn thể hiện được sự dũng cảm, tinh thần kháng chiến, yêu nước tuyệt vời của nhân dân địa phương. Nghệ An cùng với Hà Tĩnh chính là hai địa phương từng có phong trào đấu tranh mạnh mẽ và sôi nổi bậc nhất, cụ thể chính là phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh đỉnh cao khắp cả nước. Nguyên nhân của phong trào này xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã làm cho kinh tế các nước Đông Dương bị ảnh hưởng không hề nhỏ, quy mô của các đồn điền, nhà máy bị sụt giảm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến việc hàng vạn công nhân bị sa thải. Chẳng những thế, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, hàng loạt chiến sĩ yêu nước của nhân dân ta bị chính quyền thực dân Pháp đưa lên máy chém. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với những mâu thuẫn ngút trời của nhân dân lao động với chính quyền thực dân Pháp, phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh thành lập nên chính quyền Xô-Viết kiểu mới đã ra đời, mạnh mẽ nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với Nghệ An, lực lượng nhân dân lao động và công nhân tại Hà Tĩnh đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ đối với chính quyền thực dân Pháp ở giai đoạn những năm 1930 – 1931. Dưới sự lãnh đạo của những người cách mạng yêu nước, những chính quyền Xô Viết được lập ra ở khắp nơi. Các chính quyền Xô Viết đã vừa thi hành những chính sách nhân đạo mới, đồng thời tịch thu đất, thóc gạo của địa chủ, đấu tranh biểu tượng đòi được hưởng những chế độ lao động hợp lý hơn, bớt hà khắc hơn. Thế nhưng, dưới sự đàn áp khủng khiếp và sự khủng bố của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn, chính quyền Xô Viết đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động đã nhanh chóng bị giải thể và tan rã sau chỉ bốn đến năm tháng mà thôi. Thế nhưng, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng những năm 1930 – 1931 và đây cũng là cuộc khởi nghĩa kháng chiến đầu tiên mà nhân dân lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ lúc ra đời. Từ đó, ta hoàn toàn có thể khẳng định được rằng vùng đất Hà Tĩnh cũng chính là một trong những vùng đất có truyền thống lịch sử hào hùng và tốt đẹp. Nhân dân Hà Tĩnh có truyền thống trồng trọt hoa màu lâu đời, góp phần đưa Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh vừa phát triển kinh tế hiện đại mà vẫn có năng suất lúa cao trong cả nước. Tất cả đều là nhờ chính sách phát triển hợp lý và cân bằng của chính quyền Hà Tĩnh, đưa thành phố trở thành địa phương vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường toàn diện, cân bằng, nhân dân có đời sống ấm no, hạnh phúc và vui vẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng năm, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân các tỉnh thành miền Trung khác vẫn đang căng mình chống chọi và chịu đựng với những cơn bão khủng khiếp. Tinh thần chịu thương chịu khó, kiên cường mạnh mẽ đã giúp nhân dân kiên cường vượt qua được những cơn bão khủng khiếp thảm họa đó. Thật đáng quý và đáng cảm phục đến nhường nào! Nhân dân Hà Tĩnh vẫn luôn hiện lên với tất cả những phẩm chất chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng lao động, hiền lành, lạc quan, tin tưởng vào tương lai phía trước. Vùng đất Hà Tĩnh hiền lành chất phác cũng có biết bao nhiêu những tấm gương hiếu học đáng quý, đóng góp to lớn cho sự phát triển của quê hương, nước nhà. Truyền thống hiếu học của bao thế hệ học trò, truyền thống làm lụng chăm chỉ của nhân dân lao động, cùng với sự phát triển cân bằng toàn diện của chính quyền địa phương đã và đang giúp cho nhân dân và địa phương Hà Tĩnh ngày một phát triển tốt đẹp hơn nữa, chứa đựng đầy tiềm năng về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường trong tương lai. Trong tương lai, Hà Tĩnh chắc chắn sẽ trở thành một thành phố đáng sống hơn nữa.

    Từ đó, em xin được đề xuất các giải pháp để có thể tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, con người Hà Tĩnh.

    Biện pháp đầu tiên mà em có thể đề xuất đó chính là xây dựng nhiều khu tưởng niệm, khu bảo tồn, khu danh lam thắng cảnh bảo tồn những danh lam thắng cảnh của Hà Tĩnh. Song song với việc phát triển du lịch của địa phương Hà Tĩnh, chính quyền địa phương vẫn cần đảm bảo được việc giữ gìn được những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch khỏi sự xâm hại, mai một và biến chất như một hậu quả của việc du lịch phát triển quá mức. Hơn nữa, trách nhiệm của mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ Hà Tĩnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của quê nhà Hà Tĩnh. Ta cần đem tất cả những giá trị, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đó được lan tỏa khắp cả nước, được lan tỏa khắp thế giới bằng tất cả khả năng của mình. Nhờ vậy, những di sản văn hóa của Hà Tĩnh không những được bảo tồn trong quốc gia mà còn được thật nhiều bạn bè quốc tế biết tới. Biện pháp thứ hai mà em có thể đề xuất đó là biện pháp giáo dục, tuyên truyền rộng khắp cả nước và địa phương. Trên thực tế, những di sản văn hóa phi vật thể của quê hương Hà Tĩnh như ca trù, dân ca ví giặm,… đang ngày một bị mai một do không có hậu thế thực sự quan tâm và sẵn sàng kế thừa tất cả những di sản tuyệt diệu ấy của nhân loại. Ngay từ trường học, các em học sinh cần được truyền tình yêu và cảm hứng đối với những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, để có thể có đầy đủ nhận thức, tình yêu và cảm hứng sẵn sàng đón nhận tình yêu và học hỏi những giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản vật thể đó. C

    ùng với đó, những biện pháp tuyên truyền, giáo dục rộng khắp nhân dân địa phương và cả nước cũng góp phần làm cho họ hiểu hơn về giá trị thực sự của những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của quê hương Hà Tĩnh. Tất cả mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, từ người già đến người trẻ, từ nam đến nữ, từ mọi tầng lớp nhân dân của địa phương Hà Tĩnh đều cần được bồi dưỡng, xây đắp và phát triển đầy đủ tình yêu đối với quê hương Hà Tĩnh, đối với những di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể của quê nhà Hà Tĩnh. Khi họ đã có nhận thức và tình yêu đầy đủ rồi, thì sức mạnh bảo tồn được thể hiện bằng hành động của con người sẽ được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói và biện pháp, hành động của con người. Xuất phát từ niềm tự hào, từ tình yêu dành cho những di sản văn hóa của dân tộc được bồi đắp bằng những biện pháp thiết thực, nhân dân sẽ có những hành động thực sự bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của những di sản văn hóa phi vật thể, di sản vật thể quý giá của quê nhà Hà Tĩnh.

    Biện pháp thứ ba mà em có thể đề xuất được đó là những biện pháp quảng bá rộng khắp, đem những giá trị, hình ảnh của những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đó đi khắp mọi miền đất nước, thậm chí là vươn ra ngoài thế giới. Để thực hiện được, ta có thể thực hiện bằng những cuộc thi quảng bá, chiến dịch quảng bá, chiến dịch xúc tiến du lịch, chiến dịch xây dựng hình ảnh thương hiệu của những di tích, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh. Ta cần thể hiện và nhấn mạnh được tất cả những khía cạnh tốt đẹp của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị truyền thống văn hóa lịch sử tốt đẹp của quê nhà Hà Tĩnh. Khi đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp rồi, nhân dân nhiều nước sẽ biết đến những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Hà Tĩnh, cảm thấy tự hào và yêu quý đối với những giá trị tốt đẹp, danh lam thắng cảnh đó để mà hướng về, dành tình cảm yêu thương và trân trọng cho giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp và con người Hà Tĩnh hơn nữa ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tất cả những gì chúng ta cần làm đó chính là hướng đến một chiến dịch bảo tồn, xây dựng và phát triển bền vững, cân bằng và toàn diện những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê nhà Hà Tĩnh trên đất nước Việt Nam.

    Để có thể thực hiện được điều này, chúng ta cần sự hợp tác toàn diện, đoàn kết toàn diện thống nhất từ trên xuống dưới của mọi người dân Hà Tĩnh, mọi cá nhân của quê nhà Hà tĩnh, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên, thế hệ trẻ của Hà Tĩnh. Cùng với đó, ta cũng cần sự quan tâm của chính quyền địa phương và Chính phủ, những tổ chức và đoàn thể tiếp tục xây dựng hình ảnh và góp phần xúc tiến, đưa hình ảnh của quê hương Hà Tĩnh ngày một phát triển và đi lên trong tương lai. Sự hợp tác và đoàn kết nhất nhất một lòng, phát triển bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử một cách cân bằng, toàn diện sẽ hứa hẹn một quê nhà Hà Tĩnh phát triển giá trị truyền thống văn hóa lịch sử hơn nữa trong thời điểm hiện nay và cả trong tương lai nữa.

    Trên thực tế, những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử của Hà Tĩnh đã và đang đối mặt với biết bao thách thức và khó khăn đáng kể. Sự khó khăn và thách thức đến từ nhiều yếu tố khác nhau, cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Thế nhưng, em tin rằng, sức mạnh đoàn kết hết lòng của nhân dân Hà Tĩnh, chính quyền Hà Tĩnh và nhân dân cả nước nói chung thì việc đó là việc hoàn toàn có khả năng và hiện thực hóa được trong tương lai gần nhất.

    Bình luận
  2. Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

    Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 – 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”;  triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)

    Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

    Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
    Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển
    Tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế

    Bình luận

Viết một bình luận