Trình bày nội dung chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
0 bình luận về “Trình bày nội dung chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước”
Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là: tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản… Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”
. Sđd, tr. 535.
. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù… Ph. Ăngghen cũng cho rằng nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”
. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.31, tr. 275.
.
Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản, là các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, thí dụ: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tổng Liên đoàn công thương Anh… Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái của giai cấp tư sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp. Mặt khác, chúng còn lập ra các uỷ ban tư vấn bên cạnh các bộ nhằm “lái” hoạt động của nhà nước theo chiến lược của mình. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất.
Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân…
Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũ không đứng vững được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ, cũng như các ngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển.
Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ba là, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những chương trình nhất định. Cùng với việc nhà nước thực hiện kinh doanh thì thị trường nhà nước cũng hình thành. Sự hình thành thị trường nhà nước với việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong nước bằng việc bao mua sản phẩm của các xí nghiệp độc quyền thông qua những hợp đồng được ký kết đã giúp tư bản tư nhân khắc phục được một phần khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra bình thường. Các hợp đồng ký kết với nhà nước giúp cho các tổ chức độc quyền tư nhân vừa tiêu thụ được hàng hoá vừa bảo đảm lợi nhuận ổn định, vừa khắc phục được tình trạng thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược.
Sự tiêu thụ của nhà nước được thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước, quan trọng hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng. Các hợp đồng này bảo đảm cho các độc quyền tư nhân kiếm được một khối lượng lợi nhuận lớn và ổn định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỷ suất lợi nhuận thông thường.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự điều tiết quá trình kinh tế. Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, bảo hiểm xã hội… và bằng cả các giải pháp ngắn hạn.
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách về tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ – tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ và sự vận dụng các học thuyết kinh tế, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản có các mô hình thể chế kinh tế khác nhau như “mô hình trọng cầu”, “mô hình trọng cung”, “mô hình trọng tiền”… Những học thuyết kinh tế quan trọng đã được vận dụng vào sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là học thuyết Kênxơ (J. Keynes – 1854-1946) chiếm vị trí thống trị từ những năm 40-70 của thế kỷ XX, sau đó là học thuyết kinh tế của P.A. Samuelson đang là cơ sở lý luận cho sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và quản lý vi mô của các doanh nghiệp.
Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất của điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác, sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và hạn chế, đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân. Vì thế, cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong quá trình vận hành cơ chế kinh tế, nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với các quá trình sản xuất xã hội, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ thông qua các chính sách và công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính nhà nước, hệ thống tiền tệ – tín dụng, các chính sách cơ cấu và chương trình hoá… Các tổ chức độc quyền điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch, hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghiên cứu thận trọng và thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng, khối lượng, cơ cấu… Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó thị trường vẫn là sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi sự đồng thời tác động của độc quyền tư nhân và nhà nước làm cho các quan hệ thị trường được thể chế hoá và có tính tổ chức hơn. Như vậy, cơ chế điều tiết nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tạo ra cách thức phối hợp và phương tiện điều tiết hợp lý hơn so với cơ chế tự do cạnh tranh ở giai đoạn trước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (cũng được gọi là stamocap)[1] là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý kinh doanh).
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một học thuyết Leninist được phổ biến sau Thế chiến II. Lenin đã tuyên bố vào năm 1916 rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất đã biến đổi chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng ông đã không xuất bản bất kỳ học thuyết mở rộng nào về chủ đề này. Thuật ngữ chủ nghĩa tư bản độc quyền đề cập đến một môi trường mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để bảo vệ các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền lớn hơn khỏi các mối đe dọa. Lenin trong cuốn sách nhỏ của ông cùng tên nhằm mục đích mô tả chủ nghĩa đế quốc như là giai đoạn lịch sử cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, trong đó ông tin rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.[2] Chiến tranh thế giới thứ I đã chuyển hóa chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sau cách mạng tháng 10, Lenin chủ trương áp dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vào nước Nga như là “sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả”[3]. Sau thế chiến thứ II do ảnh hưởng của Liên Xô với tư cách một nước thắng trận khiến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được phổ biến ra toàn thế giới.
Đôi khi khái niệm này cũng xuất hiện trong lý thuyết Chủ nghĩa tân Trotsky về chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như trong các lý thuyết chống nhà nước của chủ nghĩa tự do. Các phân tích được thực hiện thường là giống hệt nhau trong các luận điểm chính, nhưng kết luận chính trị rất khác nhau được rút ra từ các luận điểm này.
Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là: tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản… Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”
. Sđd, tr. 535.
. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù… Ph. Ăngghen cũng cho rằng nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”
. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.31, tr. 275.
.
Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản, là các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, thí dụ: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tổng Liên đoàn công thương Anh… Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái của giai cấp tư sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp. Mặt khác, chúng còn lập ra các uỷ ban tư vấn bên cạnh các bộ nhằm “lái” hoạt động của nhà nước theo chiến lược của mình. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất.
Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân…
Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũ không đứng vững được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ, cũng như các ngành công nghiệp mới nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm cao được nhà nước đầu tư phát triển.
Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ba là, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những chương trình nhất định. Cùng với việc nhà nước thực hiện kinh doanh thì thị trường nhà nước cũng hình thành. Sự hình thành thị trường nhà nước với việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong nước bằng việc bao mua sản phẩm của các xí nghiệp độc quyền thông qua những hợp đồng được ký kết đã giúp tư bản tư nhân khắc phục được một phần khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra bình thường. Các hợp đồng ký kết với nhà nước giúp cho các tổ chức độc quyền tư nhân vừa tiêu thụ được hàng hoá vừa bảo đảm lợi nhuận ổn định, vừa khắc phục được tình trạng thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược.
Sự tiêu thụ của nhà nước được thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước, quan trọng hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng. Các hợp đồng này bảo đảm cho các độc quyền tư nhân kiếm được một khối lượng lợi nhuận lớn và ổn định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỷ suất lợi nhuận thông thường.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự điều tiết quá trình kinh tế. Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, bảo hiểm xã hội… và bằng cả các giải pháp ngắn hạn.
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách về tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ – tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính – pháp lý. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nước, trong từng thời kỳ và sự vận dụng các học thuyết kinh tế, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản có các mô hình thể chế kinh tế khác nhau như “mô hình trọng cầu”, “mô hình trọng cung”, “mô hình trọng tiền”… Những học thuyết kinh tế quan trọng đã được vận dụng vào sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là học thuyết Kênxơ (J. Keynes – 1854-1946) chiếm vị trí thống trị từ những năm 40-70 của thế kỷ XX, sau đó là học thuyết kinh tế của P.A. Samuelson đang là cơ sở lý luận cho sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và quản lý vi mô của các doanh nghiệp.
Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất của điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác, sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và hạn chế, đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân. Vì thế, cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong quá trình vận hành cơ chế kinh tế, nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với các quá trình sản xuất xã hội, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ thông qua các chính sách và công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính nhà nước, hệ thống tiền tệ – tín dụng, các chính sách cơ cấu và chương trình hoá… Các tổ chức độc quyền điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch, hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghiên cứu thận trọng và thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng, khối lượng, cơ cấu… Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó thị trường vẫn là sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi sự đồng thời tác động của độc quyền tư nhân và nhà nước làm cho các quan hệ thị trường được thể chế hoá và có tính tổ chức hơn. Như vậy, cơ chế điều tiết nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tạo ra cách thức phối hợp và phương tiện điều tiết hợp lý hơn so với cơ chế tự do cạnh tranh ở giai đoạn trước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (cũng được gọi là stamocap)[1] là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý kinh doanh).
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một học thuyết Leninist được phổ biến sau Thế chiến II. Lenin đã tuyên bố vào năm 1916 rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất đã biến đổi chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng ông đã không xuất bản bất kỳ học thuyết mở rộng nào về chủ đề này. Thuật ngữ chủ nghĩa tư bản độc quyền đề cập đến một môi trường mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để bảo vệ các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền lớn hơn khỏi các mối đe dọa. Lenin trong cuốn sách nhỏ của ông cùng tên nhằm mục đích mô tả chủ nghĩa đế quốc như là giai đoạn lịch sử cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, trong đó ông tin rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.[2] Chiến tranh thế giới thứ I đã chuyển hóa chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sau cách mạng tháng 10, Lenin chủ trương áp dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vào nước Nga như là “sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả”[3]. Sau thế chiến thứ II do ảnh hưởng của Liên Xô với tư cách một nước thắng trận khiến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được phổ biến ra toàn thế giới.
Đôi khi khái niệm này cũng xuất hiện trong lý thuyết Chủ nghĩa tân Trotsky về chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như trong các lý thuyết chống nhà nước của chủ nghĩa tự do. Các phân tích được thực hiện thường là giống hệt nhau trong các luận điểm chính, nhưng kết luận chính trị rất khác nhau được rút ra từ các luận điểm này.