Trình bày phong trào giải pháp dân tộc của từng nước

Trình bày phong trào giải pháp dân tộc của từng nước

0 bình luận về “Trình bày phong trào giải pháp dân tộc của từng nước”

  1. I. Cao trào giải phóng dân tộc từ 1918 đến 1923

    1. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á

    2. Phong trào cách mạng ở châu Phi

    3. Phong trào cách mạng ở Mĩ latinh

    II. Phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924-1929

    1. Ở châu Á, phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 – 1927 là thời kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng – cuộc nội chiến cách mang lần thứ nhất.

    2. Ở Trung Đông và Bắc Phi, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri – Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân Pháp, nhân dân Xiri trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dậy khởi nghĩa: ở Khauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 – 1925), ở vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.

    3. Ở Mĩ latinh, trong thời gian này phong trào dân tộc dân chủ đã diễn ra ở Haiti, Vênêxuêla, Côlômbia, và đăc biệt là ở Braxin và Nicaragoa.

    III. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít trong những năm 1929 – 1939.

    l. Ở châu Á, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống nền thống trị phản động của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, bảo vệ đất nước. Ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển rộng khắp trong những năm 1929 – 1932. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 11-1939 đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ

    2. Ở châu Phi, phong trào cách mạng lên cao ở Ai Cập trong những năm khủng hoảng kinh tế. Tháng 10-1930, thực dân Anh đề ra hiến pháp nhằm tập trung toàn bộ quyền hành vào tay nhà vua thân Anh. Tháng 5-1931, cuộc bầu cử diễn ra trong tình hình quần chúng bất bình sâu sắc.

    Trong cả nước đã bùng nổ cuộc bãi công chính trị, đặc biệt mạnh mẽ ở Cairô và Poóc Xít, quần chúng đã xung đột vũ trang với bọn cảnh sát và quân đội.

    3. Ở Mĩ latinh, trong những năm 1929 – 1933, khủng hoảng kinh tế đã giáng một đòn nặng nề vào các nước trong khu vực này. Hàng hóa xuất khẩu truyền thống của các nước Mĩ latinh xuống giá nghiêm trọng. Nạn thất nghiệp, đói khổ lan rộng trong quần chúng nhân dân. Trong nhiều nước, cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ và yêu nước được đẩy mạnh

    IV. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

    Ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh chống Nhật kéo dài 8 năm liền (1937 – 1945) với những hi sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi và góp phần cống hiến không nhỏ vào cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân các nước trên thế giới.

    Trên bán đảo Triều Tiên, cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của các lực lượng yêu nước đã làm suy yếu lực lương phát xít Nhật chiếm đóng, góp phần dẫn tới thất bại của phát xít Nhật trên bán đảo Triều Tiên. Quân du kích Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, đã hoạt động mạnh mẽ ở nhiều vùng trong nước, sát cánh với quân giải phóng Trung Quốc.

    Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại ”trật tự mới” của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ ”có một không hai”, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Inđônêxia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945 Tuyên ngôn độc lập được công bố, nước Cộng hòa Inđônêxia thành lập.

    V. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (từ 1918 đến 1945)

    1. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ năm 1918 đến năm 1945

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc đều tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa để giải quyết những khó khăn trong nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Đời sống nhân dân ngày càng cùng cực, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc càng thêm sâu sắc.

    4), ở Philippin (tháng 11).

    Ở Miến Điện, Đảng Công sản được thành lập năm 1939. Sự thành lập các Đảng Cộng sản là kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hợp với phong trào công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của các nước Đông Nam Á. Đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929 làm cho mâu thuẫn vốn có giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc càng trở nên gay gắt. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng những người yêu nước đã hướng về Đảng Cộng sản với nguyện vọng thiết tha là giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Xumatơra 1926 – 1927 và sự thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ-Tĩnh

    2. Phong trào dầu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai

    Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

    Do cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật đã trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hòa nhập với phong trào dân chủ chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, hai xu hướng tư sản và vô sản đã từng tồn tại song song trong giai đoạn trước nay đã tụ hội theo một hướng chung là cứu nước, mặc dù điều đó chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định.

    Vì vậy, nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong những năm 1942 – 1944, lần lượt xuất hiện Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân chống phát xít cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…

    Bình luận

Viết một bình luận